Tài liệu đại hội cổ đông thường niên 2017

Danh sách tài liệu đại hội:

Quyết định của chủ tịch HĐQT công ty “V/v đổi tên phòng Kinh doanh và quản lý dự án”

Ngày cập nhật: 18/01/2017

Công ty cổ phần
Môi trường Nam Định 

Số:…… /QĐ-MT
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc­ 

Nam Định, ngày 16 tháng 1 năm 2017

 Quyết định của chủ tịch HĐQT công ty

“V/v đổi tên phòng Kinh doanh và quản lý dự án”

– Căn cứ quyết định 439/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Nam Định ngày về việc phê duyệt phương án CPH công ty TNHH một thành viên Môi trường Nam Định;

– Căn cứ điều lệ và tổ chức  hoạt động của Công ty Cổ phần Môi trường Nam Định đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất ngày 22/7/2016.

– Căn cứ chức năng nhiệm vụ của phòng Kinh doanh và Quản lý dự án thuộc công ty Cổ phần Môi trường Nam định.

Để phù hợp với thực tế công việc của phòng Kinh doanh trong tình hình hiện nay khi chuyển đổi sang công ty Cổ phần theo quyết định của UBND Tỉnh Nam định..

Quyết định

Điều 1: Đổi tên Phòng Kinh doanh và Quản lý dự án thuộc công ty Cổ phần Môi trường Nam Định thành Phòng Kinh doanh và Quản lý khách hàng.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các phòng nghiệp vụ, Phòng Kinh doanh và Quản lý dự án và các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Công ty cổ phần 

Môi trường Nam Định 

Nơi gửi:

– Các phòng ban nghiệp vụ

– Chủ tịch và Giám đốc công ty (b/c)

– Các đơn vị trực thuộc công ty (để biết)

– Lưu 

Công ty TNHH MTV Môi trường Nam Định: Năng động đổi mới vì Nam Định đẹp giàu

Ngày cập nhật: 12/01/2017

Với nhiệm vụ được giao là làm công tác vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải góp phần không nhỏ vào việc xây dựng hình ảnh Nam Định sạch đẹp, văn minh, hiện đại hôm nay, những năm qua, ban lãnh đạo Công ty TNHH MTV Môi trường Nam Định tích cực đổi mới cách nghĩ, cách làm để hoàn thành tốt công việc của mình, góp phần làm cho diện mạo của tỉnh ngày càng tươi đẹp.

Trong thời gian qua, Công ty đã và đang đẩy mạnh công tác đổi mới nhằm thực hiện cổ phần hóa, đồng thời thay đổi trong phương pháp quản lý tạo hiệu quả trong điều kiện tự chủ về tài chính. Trong điều kiện thiếu thốn trăm bề, với hơn 400 cán bộ công nhân viên, cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng do kinh phí hạn hẹp. Một số cán bộ lãnh đạo phòng ban nghiệp vụ còn thụ động theo lối mòn, ngại đổi mới do đó ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất kinh doanh. Hơn nữa, Công ty lại hoạt động trên địa bàn tương đối rộng nên việc phối hợp giữa các ban, ngành, địa phương trong việc xử lý vi phạm vệ sinh môi trường còn bất cập, ý thức của một số người dân trong việc giữ vệ sinh môi trường còn nhiều hạn chế. 

Năm 2011 – 2012 được sự chỉ đạo trực tiếp của Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo Công ty Môi trường phải đổi mới đáp ứng với đô thị loại I. Ban chấp hành Đảng ủy, ban Giám đốc công ty đã xây dựng đề án 198 ngày 19/12/2011 và đầu năm 2012 triển khai thực hiện đạt được:

  • Tăng thời gian giữ Thành phố sạch từ 10h lên 16h/ngày
  • Năng cao trách nhiệm cho từng cá nhân từ công nhân đến cán bộ quản lý.
  • Thu nhập người lao động tăng.
  • Chất lượng VSMT Thành phố chuyển biến rõ rệt.

Ngoài ra công ty chủ động khai thác dịch vụ VSMT và tìm kiếm khách hàng tạo kinh phí để đầu tư.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện, trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất được đầu tư đồng bộ, hiện đại, từng bước thay thế lao động thủ công. Chỉ trong 4 năm qua, công ty đã đầu tư tới 15 tỷ đồng xe ô tô vận chuyển rác, xe ép rác chuyên dùng. Công ty luôn quan tâm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của đô thị, tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất kinh doanh, với sự đầu tư nguồn lực của tỉnh, Công ty đã tập trung cải tạo, nâng cấp cảnh quan đô thị, đưa thành phố Nam Định ngày càng đẹp, hiện đại. Cảnh quan môi trường đô thị đã mang lại cho Thành phố một diện mạo mới.

Đổi mới vì Nam Định giàu đẹp
Đổi mới vì Nam Định giàu đẹp

Ông Triệu Đức Kiểm – Chủ tịch cho biết: “Trong điều kiện khó khăn, ban lãnh đạo công ty đã chủ động xuống đường cùng người lao động, tích cực khai thác khách hàng mới và mở rộng địa bàn phục vụ; giáo dục người lao động về ý thức trách nhiệm. Bên cạnh đó là từng bước nâng cao đời sống cán bộ CNV, xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đồng thời, khuyến khích sáng tạo trong toàn công ty để nâng cao chất lượng dịch vụ, cải tiến máy móc thiết bị cũng đem lại những hiệu quả tốt giúp công ty hoạt động hiệu quả và ổn định trong thời gian qua.”

Đi đôi với hoạt động kinh doanh, Công ty cũng thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện, môi trường làm việc, gắn sản xuất kinh doanh với an toàn vệ sinh lao động, đảm bảo phát triển một cách ổn định, bền vững. Đội ngũ cán bộ, lao động có tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau, gắn bó với đơn vị, tận tụy với công việc. Doanh thu năm 2015 của Công ty đạt khoảng 48,7 tỷ đồng, thu nhập bình quân người lao động đạt 4,9 triệu đồng/người/tháng. Công ty luôn hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước và bảo đảm các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho người lao động.

Bằng nhiệt huyết và tinh thần quyết tâm cao, Công ty đã góp phần xây dựng một đô thị Nam Định ngày càng đổi mới và phát triển. Thời gian tới công ty tiếp tục chuyển đổi từ TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước sang công ty cổ phần Môi trường, trước yêu cầu mới của Tỉnh Nam Định về xây dựng Thành phố thành trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng HĐQT công ty và CBCNV công ty phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng sự mong đợi của người dân và chính quyền Thành phố Nam Định trong sự nghiệp Xanh – Sạch – Đẹp.

Danh sách cổ đông

DANH SÁCH CỔ ĐÔNG
STT Mã CĐ Họ và tên Note thời gian cam kết làm việc CTCP của NLĐ
1 001 Triệu Đức Kiểm 10
2 002 Trương Công Định 8
3 003 Hoàng Hữu Phúc 3
4 004 Phạm Hữu Thuận 0
5 005 Trần Trọng Thành 7
6 006 Nguyễn Thị Minh Nguyệt 6
7 007 Phạm Thị Kim Hằng 7
8 008 Triệu Thị Mơ 3
9 009 Nguyễn Thị Phú Hà 3
10 010 Nguyễn Tài Tám
11 011 Nguyễn Thanh Hiền 5
12 012 Trịnh Đức Thắng 5
13 013 Nguyễn Việt Tiến 10
14 014 Nguyễn Trung Thành 5
15 015 Trần Ngọc Hiên 3
16 016 Lưu Trọng Khu 5
17 017 Trịnh Thị Tuyết Nhung
18 018 Lê Thị Hương 3
19 019 Triệu Thị Oanh 3
20 020 Vũ Thu Hường 3
21 021 Trịnh Chiến Thắng
22 022 Trần Ngọc Toản
23 023 Triệu Văn Học
24 024 Phạm Ngọc Tuấn
25 025 Nguyễn Chí Tọa
26 026 Bùi Thị Phương Lan 5
27 027 Trần Thị Gấm 3
28 028 Định Thị Minh Phương 3
29 029 Nguyễn Thị Hiền 8
30 030 Nguyễn Thị Nhung 3
31 031 Nguyễn Thị Minh 5
32 032 Trần Như Hiếu 5
33 033 Bùi Thị Kim Thúy 10
34 034 Phạm Công Hoạch 3
35 035 Phạm Thị Hiền 3
36 036 Phạm Thị Thanh Vân 3
37 037 Vũ Thị Phương Thúy 3
38 038 Vũ Thị Hồng Thái 3
39 039 Ngô Thị Cẩm Hà 3
40 040 Nguyễn Thị Thanh Thủy
41 041 Nguyễn Bảo Long
42 042 Phạm Thị Tuyết Mơ
43 043 Trần Thị Ngọc Hà
44 044 Nguyễn Thị Nguyệt Anh
45 045 Nguyễn Thị Thu Hương
46 046 Nguyễn Thị Ngọc Anh 5
47 047 Trần Thọ Hiền 3
48 048 Hoàng Minh Đức 10
49 049 Hoàng Mạnh Cường 10
50 050 Đặng Thu Trang 5
51 051 Vũ Văn Thoan 5
52 052 Hoàng Trường Anh 10
53 053 Lê Xuân Phúc 0
54 054 Trần Xuân Lộc 5
55 055 Trần Quang Ninh 3
56 056 Hoàng Công Chất
57 058 Trần Ngọc Định
58 058 Nguyễn Tuấn Anh
59 059 Đỗ Quang Chiến
60 060 Nguyễn Thành Đô 5
61 061 Lê Đình Sơn 5
62 062 Trần Văn Thao 5
63 063 Nguyễn Xuân Hảo
64 064 Đỗ Thanh Quang 3
65 065 Nguyễn Mạnh Hùng
66 066 Đinh Đức Thắng 10
67 067 Hoàng Bách
68 068 Trần Như Phùng
69 069 Mai Văn Thành 10
70 070 Triệu Thị Toan
71 071 Nguyễn Quỳnh Trang
72 072 Cao Kỳ Anh 10
73 073 Đoàn Thị Lụa
74 074 Lê Tuấn Anh 10
75 075 Triệu Thị Yến
76 076 Trần Thị Lưu Lý
77 077 Trần Quang Sơn
78 078 Nguyễn Duy Cương
79 079 Trần Thị Huệ
80 080 Nguyễn Văn Thanh
81 081 Hoàng Văn Tiến
82 082 Hoàng Hữu Thủy 9
83 083 Đặng Công Bẩy
84 084 Đặng Quốc Chiến
85 085 Nguyễn Anh Dũng
86 086 Lê Quang Đạo
87 087 Hoàng Ngọc Quân
88 088 Trần Bá Biên
89 089 Đặng Văn Đức
90 090 Vũ Đức Bắc
91 091 Phạm Văn Tiến
92 092 Vũ Minh Ngọc
93 093 Hoàng Thanh Tùng
94 094 Phùng Minh Trường 3
95 095 Hoàng Tiến Cường
96 096 Trần Đại Thành
97 097 Trần Thế Tân
98 098 Hoàng Minh Mẫn
99 099 Hoàng Thị Hồng Mai
100 100 Hoàng Thị Thu Hiền
101 101 Nguyễn Thị Thắm
102 102 Nguyễn Thị Bích
103 103 Phạm Thị Lụa
104 104 Nguyễn Thị Hoài An
105 105 Hoàng Thị Loan
106 106 Hoàng Thị Hạnh
107 107 Lê Thị Minh Nguyệt
108 108 Hoàng Công Thương
109 109 Hoàng Trung Quân
110 110 Hoàng Thị Nghi
111 111 Hoàng Thị Thanh
112 112 Bùi Văn Đoàn
113 113 Hoàng Tuấn Anh
114 114 Hoàng Thị Nhung
115 115 Hoàng Thị Lan
116 116 Nguyễn Thị Luận
117 117 Tạ Văn Dũng
118 118 Trịnh Thị Thuyên
119 119 Trần Thị Thắm
120 120 Trần Thị Lan Anh 3
121 121 Ninh Thị Hoàn
122 122 Trần Thị Xuân
123 123 Trần Thị Hà
124 124 Mai Thị Thu 3
125 125 Nguyễn Thị Kim Liên
126 126 Quách Thị Mến 10
127 127 Trần Thị My
128 128 Đinh Đức Lợi 3
129 129 Trần Thị Thu Hoan
130 130 Trần Thị Thược
131 131 Đặng Thị Xuân
132 132 Lương Thị Thơm
133 133 Trần Thị Hồi
134 134 Trần Thị Hương
135 135 Nguyễn Thị Thơm
136 136 Trần Thị Thắm
137 137 Nguyễn Thị Hường
138 138 Nguyễn Thị Huệ
139 139 Đỗ Thị Hà
140 140 Trần Thị Ngọc Bích
141 141 Nguyễn Thị Nghiêm
142 142 Dương Thị Thoa
143 143 Hoàng Thị Nhung
144 144 Trần Thị Thanh Nguyệt
145 145 Nguyễn Thị Hiên 3
146 146 Ngô Thị Thành
147 147 Trần Thị Nhường
148 148 Nguyễn Thị Thanh
149 149 Phạm Thị Thuận
150 150 Trần Thị Thục
151 151 Trần Thị Thúy
152 152 Lê Thị Hòa
153 153 Trần Thị Bích
154 154 Ngô Thị Sim
155 155 Trần Thị Thủy
156 156 Phạm Thị Thảo
157 157 Trần Tiến Bình
158 158 Nguyễn Thị Ca 3
159 159 Nguyễn Thị Ngoan
160 160 Hoàng Thị Tươi
161 161 Vũ Thị Lý
162 162 Đinh Thị Minh Hoa
163 163 Trần Thị Gái
164 164 Nguyễn Thị Liên
165 165 Phạm Thị Hương
166 166 Bùi Thị Đào
167 167 Trần Văn Sơn
168 168 Lại Thị Mận
169 169 Trần Thị Thúy
170 170 Trần Thị Mai Hoa
171 171 Nguyễn Sáng
172 172 Nguyễn Thị Ánh Tuyết
173 173 Phạm Thị Thu Hiền
174 174 Trần Thị Hòa
175 175 Trần Thị Thanh
176 176 Hoàng Thị Ngát
177 177 Trần Thị Thủy
178 178 Bùi Thị Liên
179 179 Hoàng Thị Thúy Chinh
180 180 Trần Thị Mai Sim
181 181 Trần Thị Nga
182 182 Ngô Thị Hòa
183 183 Trần Thị Đào
184 184 Chu Mạnh Hùng
185 185 Phạm Thị Hồng Loan
186 186 Đỗ Thị Thanh Quý
187 187 Tăng Thị Lụa
188 188 Nguyễn Thị Linh 3
189 189 Hoàng Thị Phương Hồng
190 190 Hoàng Thị Hạnh 3
191 191 Trần Thị Thương
192 192 Ngô Thị Bích Hằng
193 193 Trần Thị Hằng
194 194 Trần Thị Hiền
195 195 Trần Thị Ngọt
196 196 Ngô Thị Thu Hương
197 197 Nguyễn Như Tú
198 198 Mai Thị Hoa
199 199 Nguyễn Thị Ngọ
200 200 Trần Thị Kim Thanh
201 201 Phan Thị Thanh Hoài
202 202 Hoàng Thị Học
203 203 Trần Thị Minh
204 204 Nguyễn Xuân Đạt
205 205 Trần Thị Thu
206 206 Nguyễn Thị Sim
207 207 Trần Thị Thúy Nga
208 208 Nguyễn Thị Mơ
209 209 Phạm Thị Lan Anh
210 210 Vũ Thị Xuyên
211 211 Định Thị Vân Anh
212 212 Nguyễn Thị Huân
213 213 Nguyễn Thị Lan
214 214 Trần Thị Mai
215 215 Hoàng Thị Thanh Nga
216 216 Phạm Thị Huyền
217 217 Trịnh Thị Hiền
218 218 Hà Quang Hải
219 219 Đoàn Thị Hường
220 220 Trịnh Thị Hằng
221 221 Trần Thị Bình
222 222 Mai Thị Hạnh
223 223 Bùi Thị Chuyên
224 224 Nguyễn Thị Thiên Nga
225 225 Nguyễn Công Phương
226 226 Hoàng Thị Lợi
227 227 Lê Thị Phượng
228 228 Phùng Thị Sáu
229 229 Trịnh Thị Quế Minh
230 230 Nguyễn Thị Thu Hà
231 231 Nguyễn Thị Chung
232 232 Đỗ Thị Thắm
233 233 Nguyễn Thị Chăm
234 234 Trần Thị Hạnh
235 235 Lương Thị Oanh 3
236 236 Trần Thị Thủy
237 237 Lê Thị Hồng Thắm
238 238 Hoàng Thị Hường
239 239 Vũ Thị Ngọc
240 240 Hoàng Thị Bích Thảo
241 241 Cầm Thu Thủy
242 242 Nguyễn Thu Phương
243 243 Nguyễn Thị Nhị
244 244 Đỗ Hải Vân
245 245 Phạm Thị Thêu
246 246 Cồ Thị Nhật
247 247 Nguyễn Thị Lan
248 248 Đặng Thị Phượng
249 249 Trần Thị Thu
250 250 Vũ Thị Thủy
251 251 Lương Thị Lý
252 252 Phùng Thị Phượng
253 253 Trần Thị Ngọc
254 254 Trần Công Đức
255 255 Phạm Thị Thảo
256 256 Trần Thị Kim Oanh
257 257 Triệu Thị Thanh Huyền
258 258 Nguyễn Thị Kim Thoa 3
259 259 Hoàng Thị Khuyên
260 260 Đặng Thị Mười
261 261 Hoàng Thị Yến
262 262 Trần Thị Bích Nga
263 263 Trịnh Ngọc An
264 264 Vũ Thị Thắm
265 265 Nguyễn Thị Dung
266 266 Trần Thị Hương Thơm 3
267 267 Vũ Thị Thùy Linh
268 268 Hoàng Thị Xuân
269 269 Triệu Thị Tươi
270 270 Phan Thị Lan
271 271 Trần Thị Mai Xen
272 272 Trần Thị Chung
273 273 Trần Thị Hoàng Dương
274 274 Bùi Thị Tuyết
275 275 Trần Minh Tân 3
276 276 Mai Quốc An
277 277 Nguyễn Hồng Phượng
278 278 Nguyễn Thị Linh
279 279 Trần Xuân Quyết
280 280 Trần Thị Huyền
281 281 Trần Văn Anh
282 282 Nguyễn Thị Phương
283 283 Phạm Thị Thúy
284 284 Trần Thị Tươi
285 285 Trần Thị Đông
286 286 Trần Thị Thu
287 287 Trần Thị Hương
288 288 Trần Thị Thu Thủy
289 289 Đặng Thị Hằng
290 290 Trần Thị Đào
291 291 Trần Thị Hạnh
292 292 Trần Công Việt
293 293 Nguyễn Thị Thơm
294 294 Nguyễn Thị Huyền Trang
295 295 Triệu Thị Sim
296 296 Trần Thị Mỹ
297 297 Nguyễn Quý Quyết
298 298 Trần Thị Chiều 3
299 299 Lại Thị Xuân 3
300 300 Trần Trung Hải
301 301 Nguyễn Thị Yến 10
302 302 Triệu Thị Mây
303 303 Vũ Thị Điểm
304 304 Quách Thị Tình 10
305 305 Lại Thị Màu 10
306 306 Vũ Thị Lan 3
307 307 Nguyễn Thị Thảo
308 308 Nguyễn Quang Đạo
309 309 Vũ Huy Cường 3
310 310 Phạm Hồng Hải 3
311 311 Vũ Đình Ngọc
312 312 Phạm Thị Thu Hương
313 313 Trần Trường Giang
314 314 Nguyễn Thị Hạnh
315 315 Ngô Minh Tâm
316 316 Đỗ Thị Minh
317 317 Đặng Thị Thủy
318 318 Trần Thị Mơ
319 319 Hoàng Công Chiến
320 320 UBND Tỉnh NĐ

Quy định về công tác thi đua Hàng tháng, 6 tháng và cả năm

CÔNG TY CỔ PHẦN

MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNH

Số: 97/QĐ-MT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nam Định, ngày 4 tháng 10  năm 2016

Qui định về công tác thi đua
Hàng tháng, 6 tháng và cả năm
– Căn cứ vào công văn hướng dẫn thực hiện nghị định số 56/1998/NĐ-CP của Chính phủ qui định về hình  thức, đối tượng và tiêu chuẩn khen thưởng.
– Căn cứ  đặc điểm tình hình công tác và sản xuất ở các đơn vị nay qui định bình xét thi đua như sau:
A. Bình xét thi đua hàng tháng.
I. Đối tượng cá nhân: ( Bình xét theo tháng).
1. Căn cứ để xếp loại:
a, Tiêu chuẩn chung:
– Tất cả CBCNV đều thực hiện theo hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
– Chấp hành nội qui của cơ quan, kỷ luật lao động, phát ngôn quan hệ đúng mực, thực hiện hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình.
– Tham gia các phong trào công đoàn, phụ nữ, thanh niên, hội họp đầy đủ đúng giờ.
– Hoàn thành nhiệm vụ được giao, thực hiện đúng qui trình công nghệ kỹ thuật, định mức lao động được giao, đảm bảo năng xuất, chất lượng, hiệu quả, thời gian làm việc.
– Có tinh thần, trách nhiệm trước công việc, phải đảm bảo chính xác, trung thực, đầy đủ theo qui định của Công ty và pháp luật nhà nước.
– Thực hiện tốt công tác kiểm tra, chỉ đạo, quản lý, nghiệm thu đáp ứng yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực được phân công.
– Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện sản xuất, chấp hành nghiêm công tác BHLĐ và mặc áo phản quang.
– Riêng công nhân các Xí nghiệp DVMT còn thực hiện 3 chỉ tiêu:
* Đạt khối lượng công việc được giao theo kế hoạch:
+ Diện tích quyét duy trì khối lượng rác thu gom
+ Số hộ dân phục vụ, khối lượng rác thu gom
* Chất lượng công việc:
+ Chấp hành qui trình sản xuất, đảm bảo diện tích được giao: sạch đường hè,tua vỉa duy trì và lấy hết phế thải (những đống dưới 0.5m3).
+ Chấp hành qui định sản xuất, vào sâu ngõ nghẽn gõ kẻng, tận thu hết rác nhân dân đem ra đổ và lấy rác cơ quan theo hợp đồng đã ký.
* ý thức phục vụ:
+ Tận thu hết rác khi dân đổ lên xe gon không đúng giờ (đối với khu vực được phục vụ).
+ Tuyên truyền nhắc nhở nhân dân đổ rác theo qui định không đổ rác ra đường, hè phố.
+ Không để nhân dân vào cơ quan phàn nàn, phản ảnh về thái độ phục vụ.
– Công nhân lái xe và bảo vệ: Ngoài những tiêu chuẩn trên còn phải ghi chép nhật ký công việc thường xuyên và đầy đủ theo yêu cầu. Lái xe thực hiện đúng qui trình vận chuyển và các qui định khác của Công ty.
b, Điều kiện chung
Đảm bảo ngày công theo loại A, B, C (gồm công làm việc, đi học nghỉ việc riêng được hưởng lương) không tính công làm thay thế và công thêm giờ).
c, Xếp loại:
Căn cứ theo tiêu chuẩn điều kiện chung và ngày công để xếp loại A, B, C
Trong đó:
– Loại A:  Đạt ngày công kế hoạch được giao
– Loại B:   Đạt  90% ngày công kế hoạch được giao trở lên
– Loại C:   Đạt  80% ngày công kế  hoạch được giao trở lên.
Lưu ý: Những trường hợp nghỉ thai sản theo chế độ (con thứ nhất và thứ 2) vẫn được bình xét thi đua và xếp loại thi đua để làm căn cứ khi xét nâng lương. Khi xét thưởng cuối năm chỉ tính thời gian đi làm thực tế.
2. Những trường hợp không được xếp loại:
Đảm bảo ngày công nhưng không đạt 1 trong các qui định:
– Để người khác làm thay không đúng qui định của Công ty, nghỉ ốm đau nhưng vẫn đi làm để tính công.
– Tham ô trộm cắp, lãng phí của công, thiếu trách nhiệm, làm hỏng, làm mất tài sản chung, tai nạn lao động.
– Thường xuyên không mặc áo phản quang, trang bị và quần áo BHLĐ nếu xảy ra tai nạn giao thông Công ty không chịu trách nhiệm.
– Mất đoàn kết, đánh chửi nhau trong và ngoài cơ quan.
– Làm ăn phi pháp, tệ nạn xã hội cờ bạc, say rượu bia trong khi làm việc.
– Vi phạm kế hoạch hoá gia đình, luật hôn nhân gia đình.
– Nghỉ tự do vô kỷ luật từ 01 công trở lên.
– Vi phạm giờ làm việc có hệ thống, không đảm bảo chất lượng công việc.
– Bị cơ quan kỷ luật từ khiển trách trở lên.
3. Hàng tháng các phòng, các tổ, các bộ phận có trách nhiệm bình xét thi đua cho các cá nhân theo tiêu chuẩn và điều kiện trên.
II. Đối với đơn vị: (Bình xét theo tháng).
1. Đối với các tổ, bộ phận đạt loại tiên tiến:
– Là đơn vị có cá nhân xếp loại A từ 80% trở lên.
– Đảm bảo chất lượng, hiệu quả lao động theo qui trình và đạt kế hoạch giao khoán từ 93% trở lên.
– Không có cá nhân vi phạm kỷ luật, không bị lập biên bản.
– Không có người làm thay không đúng qui định của Công ty, không có người nghỉ ốm đau nhưng vẫn đi làm để tính công.
– Đảm bảo an toàn lao động, giữ gìn bảo quản dụng cụ sản xuất, không để hư hỏng, mất mát.
– Thực hiện kế hoạch hoá gia đình, không có tệ nạn xã hội.
2. Đội, Xí nghiệp, Nhà máy:
– Là đơn vị có 70% tổ đạt loại tiên tiến trở lên.
– Trong tháng không quá 3 biên bản xử lý vi phạm.
3. Phòng đạt loại tiên tiến:
– Thực hiện chương trình công tác đạt 80% khối lượng, chất lượng công việc trở lên, những khối lượng công việc không đạt phải do nguyên nhân khách quan.
– Có từ 90% cá nhân xếp loại A trở lên.
* Chú ý:
Không bình xét thi đua cho phòng, đội, Xí nghiệp, nhà máy có trường hợp sinh con thứ 3 trở lên.
Không bình xét cho đơn vị nào không có báo cáo công tác trong tháng và không tự đề nghị xếp loại thi đua.
b. bình xét thi đua 6 tháng
I. Cá nhân đạt lao động tiên tiến:
Là cá nhân phải đạt 4 tháng A và 2 tháng B trở lên hoặc 5 tháng A và 1 tháng C trở lên.
II. Đơn vị đạt loại tiên tiến: (căn cứ xếp loại hàng tháng)
Là đơn vị đạt 4 hoặc 5 tháng tiên tiến.
Có 75% cá nhân đạt lao động tiên tiến (văn phòng 80% trở lên)
III. Đơn vị đạt loại tiên tiến xuất sắc:
Là đơn vị đạt loại tiên tiến cả 6 tháng
Có 75% cá nhân đạt lao động tiên tiến (văn phòng 80% trở lên)
c. Bình xét thi đua cả năm.
I. Đơn vị:
– Phòng, đội, xí nghiệp, nhà máy, các tổ, bộ phận
– Nếu đầu năm và cuối năm đạt tiên tiến  hoặc đầu năm đạt tiên tiến cuối năm đạt tiên tiến xuất sắc (hoặc ngược lại) thì cả năm đạt tiên tiến.
– Nếu đầu năm và cuối năm đạt tiên tiến xuất sắc thì cả năm đạt loại xuất sắc
– Khi xét thưởng cuối năm chỉ xét thưởng 1 lần cho danh hiệu cao nhất.
– Nghỉ hưu tính loại A theo tháng sản xuất làm việc (nếu không có vi phạm khuyết điểm tại mục I điểm 2).
II. Bình bầu cá nhân lao động tiên tiến xuất sắc:
(Đề nghị UBND thành phố tặng giấy khen)
Trong số cá nhân lao động tiên tiến, các đơn vị bình bầu danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc tiêu biểu đề nghị HĐTĐKT Công ty xét duyệt. Tỷ lệ xét duyệt mỗi tổ, bộ phận, hoặc phòng bình xét 1 người (nếu có lãnh đạo Công ty sinh hoạt tại đơn vị mình thì có thể bình xét số lượng hơn cho phù hợp).
III. Bình bầu cá nhân chiến sĩ thi đua cơ sở và đề nghị khen cao.
HĐTĐKT Công ty sẽ bình chọn chiến sĩ thi đua và đề nghị khen cao theo quy định của cấp trên khi cá nhân phải đạt danh hiệu lao động tiên tiến xuất sắc và có đề tài sáng kiến được công nhận của các cấp, các ngành.
Hội đồng thi đua khen thưởng Công ty sẽ bỏ phiếu kín để bình chọn.
Trường hợp đột xuất thì HĐTĐKT Công ty và Ban lãnh đạo Công ty đề nghị cấp trên khen thưởng.
D. Thủ tục tiến hành.
– Tổ, đội và các phòng, các bộ phận bình xét thi đua hàng tháng và gửi về thường trực thi đua chậm nhất là ngày 05 tháng sau.
– Xí nghiệp DVMT, Nhà máy XLRT, căn cứ  vào qui định trên đây, tự xét duyệt ở đơn vị và gửi báo cáo về thường trực HĐTĐ hàng tháng, 6 tháng và cả năm vào ngày 08 tháng sau.
– Đơn vị nào không gửi báo cáo hoặc danh sách bình xét thi đua thì không xét duyệt.
Quyết định này áp dụng từ ngày 14 tháng 10 năm 2016.
Những qui định trước đây coi như không có giá trị./.
Công ty cổ phần
môi trường nam định

Quy chế chi tiêu nội bộ của Công ty Cổ phần Môi trường Nam Định

Ngày cập nhật: 03/01/2017

Quy chế này quy định nguyên tắc, căn cứ, nội dung các khoản chi tiêu trong Công ty cổ phần Môi trường Nam Định. Cán bộ, công nhân viên trong biên chế và người lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong Công ty thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

CÔNG TY CỔ PHẦNCỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNHĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: 78/QĐ-CPMTNam Định, ngày 29 tháng 9 năm 2016

 QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Quy chế chi tiêu nội bộ

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;

Căn cứ Luật kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ Quyết định số 439/QĐ-UBND ngày 07/3/2016 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty TNHH MTV Môi trường Nam Định thành Công ty cổ phần;

Căn cứ Điều lệ và tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Môi trường Nam Định được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất ngày 22/7/2016;

Căn cứ Biên bản họp HĐQT Công ty ngày 25/7/2016 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần Môi trường Nam Định; 

Căn cứ tình hình thực tế tại doanh nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế chi tiêu nội bộ trong Công ty cổ phần Môi trường Nam Định.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2016. Những quy định trước đây trái với quy định này đều hết hiệu lực thi hành.

Điều 3: Các Ông/bà thành viên HĐQT; Ban kiểm soát; Ban Giám đốc công ty; Trưởng các phòng, ban nghiệp vụ, các đơn vị, bộ phận, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

 Nơi nhận:
– Như điều 3;
– Lưu TC-HC.
TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH    

Triệu Đức Kiểm
CÔNG TY CỔ PHẦN
MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNH 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

QUY  CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNH

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng áp dụng

Quy chế này quy định nguyên tắc, căn cứ, nội dung các khoản chi tiêu trong Công ty cổ phần Môi trường Nam Định.

Cán bộ, công nhân viên trong biên chế và người lao động hợp đồng (sau đây gọi chung là người lao động) làm việc trong Công ty thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy chế này.

Điều 2. Căn cứ quy định mức chi:

– Kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty;

– Các chính sách, chế độ tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

Điều 3. Mục đích, yêu cầu

Thực hiện quản lý chặt chẽ các khoản chi, để giảm chi phí và hạ giá thành dịch vụ, tăng lợi nhuận cho Công ty, khuyến khích các cán bộ, công nhân người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, sử dụng kinh phí tiết kiệm đúng mục đích và có hiệu quả.

Quy chế chi tiêu nội bộ được phổ biến, công khai cho người lao động trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát.

Chương II

NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ

Điều 4: Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng trên nguyên tắc: Thảo luận dân chủ, công khai rộng rãi trong toàn Công ty, có ý kiến tham gia của tổ chức Công đoàn đồng thời được thông qua hội nghị cán bộ, công nhân, người lao động hàng năm.

1. Quy chế bao gồm các quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức áp dụng thống nhất trong toàn Công ty đảm bảo cho các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ được giao, sử dụng có hiệu quả kinh phí và tăng cường công tác quản lý trên nguyên tắc dân chủ, công bằng, công khai, phân phối theo lao động và trách nhiệm.

2. Chủ tịch HĐQT có quyền quy định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn mức chi, do Nhà nước quy định cho từng nội dung hoạt động trong doanh thu từ hoạt động dịch vụ công ích, song không vượt quá hai lần so với định mức quy định.

3. Những nội dung chưa ban hành chế độ, Chủ tịch HĐQT chỉ đạo xây dựng mức chi cho từng nhiệm vụ phù hợp với nguồn tài chính của Công ty.

CHƯƠNG III

NHỮNG NỘI DUNG CHI

Mục 1

TIỀN LƯƠNG, TIỀN CÔNG

Tiền lương là khoản tiền mà Công ty trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động.

Công ty đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Tiền lương, tiền công được trả qua tài khoản cá nhân của người lao động, được mở tại ngân hàng hoặc trả trực tiếp bằng tiền mặt.

Trong tháng người lao động được ứng không quá 2/3 số lương của tháng đang làm việc và được thanh toán lương tháng trước vào cuối tháng sau.

Điều 5: Xác định quỹ tiền lương của Công ty

Quỹ tiền lương được xác định theo năm tương ứng với năng suất, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty

Điều 6: Phương thức trả lương: theo Quy chế phân phối thu nhập

Điều 7: Thanh toán bảo hiểm xã hội

1. Chi trả bảo hiểm xã hội cho người lao động nghỉ ốm, con ốm, nghỉ thai sản, tai nạn,… căn cứ vào các loại giấy cho phép nghỉ của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản khác có liên quan.

2. Trong trường hợp đặc biệt người lao động nghỉ việc vì những lý do nêu trên mà không có giấy cho phép nghỉ của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền thì chỉ được thanh toán chế độ khi có quyết định của Chủ tịch HĐQT trong đó ghi rõ mức hưởng và nguồn kinh phí để chi trả.

Điều 8: Tiền lương làm thêm giờ và công việc đột xuất

1. Nguyên tắc:

Căn cứ vào thực tế nhu cầu công việc, nếu cần thiết phải bố trí lao động làm thêm giờ, các đơn vị, bộ phận lập đề nghị phát sinh làm thêm giờ được Chủ tịch HĐQT phê duyệt, có chấm công cụ thể.

2. Thanh toán:

Căn cứ Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012 có hiệu lực từ ngày 01/5/2013;

Căn cứ tình hình tài chính của đơn vị, Chủ tịch HĐQT quyết định về việc người lao động làm thêm giờ có thể được trả lương theo công việc đang làm như sau:

          – Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

          – Vào ngày nghỉ hằng tuần (chủ nhật), ít nhất bằng 200% (do đặc thù ngành nghề, công việc phải phục vụ 364/365 ngày/năm. Công nhân trực tiếp sản xuất, lãnh đạo Xí nghiệp, Nhà máy, Đội cơ giới, Ban kiểm tra khi làm việc, trực vào ngày chủ nhật Công ty bố trí nghỉ bù vào ngày thường, do đó không được thanh toán chế độ làm ngày chủ nhật)

          – Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định của Nhà nước ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

3. Những công việc đột xuất phát sinh khác như phòng chống lụt bão, giải tỏa các điểm rác tồn đọng….căn cứ vào tình hình tài chính thực tế Chủ tịch HĐQT sẽ quyết định mức thanh toán chi trả trên tinh thần tiết kiệm và hiệu quả.

Điều 9: Thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm

Thời điểm ban hành quy chế này áp dụng Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

1. Nguyên tắc

Người lao động đủ điều kiện được nghỉ phép hàng năm theo luật lao động quy định.

Trường hợp do nhu cầu công việc không thể bố trí cho người lao động nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo quy định, thì người lao động được chi trả tiền bồi dưỡng cho những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Người lao động nếu đã được bố trí sắp xếp thời gian cho đi nghỉ phép theo quy định, được Chủ tịch HĐQT đồng ý cấp giấy cho đi nghỉ phép năm để thăm vợ hoặc chồng; con; cha, mẹ (cả bên chồng hoặc bên vợ) khi bị ốm đau, hoặc chết nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

2. Nội dung chi và mức thanh toán nghỉ phép hàng năm

a. Tiền phương tiện đi lại bao gồm: Tiền phương tiện vận tải (trừ phương tiện máy bay) của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật bao gồm: tiền phương tiện chiều đi và về từ nhà ga tàu, bến xe; vé tàu, xe vận chuyển đến nơi nghỉ phép và theo chiều ngược lại.

b. Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác (tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu). Trường hợp người lao động đi nghỉ phép sử dụng phương tiện là máy bay khi có vé hợp pháp sẽ được thanh toán tối đa theo giá cước vận tải khách công cộng thông thường bằng phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy phù hợp với tuyến đường đi nghỉ phép.

3. Điều kiện, thời hạn thanh toán; thủ tục thanh toán

3.1. Điều kiện, thời hạn thanh toán:

a. Tiền phương tiện đi nghỉ phép hàng năm chỉ được thanh toán mỗi năm một lần.

b. Nghỉ phép của năm nào chỉ được thanh toán trong năm đó, trường hợp đặc biệt vì công việc, được Chủ tịch HĐQT quyết định cho lùi thời gian nghỉ phép sang năm sau thì cũng được thanh toán tiền nghỉ phép năm.

3.2. Thủ tục thanh toán:

Ngoài các chứng từ quy định ở trên, người đi nghỉ phép năm phải có các giấy tờ sau làm căn cứ thanh toán:

a. Người lao động viết đơn xin nghỉ phép năm (có xác nhận của Chủ tịch HĐQT đã sắp xếp bố trí công việc và đồng ý để người lao động nghỉ phép) gửi phòng Tổ chức hành chính để cấp Giấy nghỉ phép năm.

b. Giấy nghỉ phép năm của người lao động phải được chính quyền địa phương nơi thân nhân cư trú hoặc cơ sở y tế xác nhận có người thân ốm đau đi điều trị ở cơ sở y tế, điều trị dài hạn tại nhà, hoặc bị chết.

4. Chế độ chi trả tiền lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.

4.1. Đối tượng được thanh toán tiền lương, tiền bồi dưỡng cho những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm:

Người lao động được thanh toán tiền bồi dưỡng do yêu cầu công việc, Công ty không bố trí được thời gian cho người lao động nghỉ phép:

Người lao động đang công tác tại Công ty, đủ điều kiện hưởng chế độ nghỉ phép hàng năm, thì Công ty phải có trách nhiệm bố trí sắp xếp công việc, thời gian cho người lao động nghỉ phép. Nếu bố trí không đủ số ngày nghỉ phép theo qui định, thì căn cứ vào tình hình tài chính của Công ty, Chủ tịch HĐQT quyết định việc chi trả tiền bồi dưỡng cho người lao động những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.

Người lao động nếu đã được Công ty bố trí sắp xếp thời gian cho nghỉ phép theo quy định, nhưng không có nhu cầu nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép năm.

4.2. Chế độ chi trả lương, tiền bồi dưỡng đối với những ngày được nghỉ phép hàng năm theo pháp luật quy định nhưng chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm.

a. Điều kiện, chứng từ thanh toán:

Có đơn xin nghỉ phép và xác nhận của lãnh đạo đơn vị công tác, được Chủ tịch HĐQT phê duyệt do yêu cầu công việc nên không bố trí được thời gian cho người lao động nghỉ phép năm hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm.

b. Mức thanh toán và cách thức chi trả:

– Hàng năm căn cứ tình hình tài chính thực tế của Công ty, Chủ tịch HĐQT quyết định chi trả hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho người lao động chưa nghỉ phép năm hoặc chưa nghỉ đủ số ngày theo quy định. Căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của người lao động, phòng Tổ chức hành chính đề xuất Chủ tịch HĐQT xem xét, quyết định.

– Mức chi hỗ trợ tối đa 100% tiền lương ngày công làm việc thực tế của người lao động.

– Thời gian chi trả: được thực hiện một lần trong năm.

Mục 2

CÔNG TÁC PHÍ

Điều 10: Công tác phí là khoản chi phí để trả cho người đi công tác trong nước bao gồm: Tiền phương tiện đi lại, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có).

Chủ tịch HĐQT phải xem xét, cân nhắc khi cử người đi công tác (về số lượng người và thời gian đi công tác) đảm bảo hiệu quả công tác, sử dụng kinh phí tiết kiệm và trong phạm vi tài chính của Công ty.

1. Căn cứ chi công tác phí:

Công tác phí được chi căn cứ văn bản của cơ quan nhà nước có hiệu lực thi hành tại thời điểm chi.

Thời điểm ban hành Quy chế này áp dụng Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

2. Các điều kiện để được thanh toán công tác phí

– Có quyết định cử đi công tác của Chủ tịch HĐQT;

– Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao;

– Có đủ các chứng từ để thanh toán theo quy định.

3. Những trường hợp sau đây không được thanh toán công tác phí:

a. Thời gian điều trị, điều dưỡng tại cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, nhà dưỡng sức;

b. Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ đối với cán bộ đi học;

c. Những ngày làm việc riêng trong thời gian đi công tác;

d. Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của Chủ tịch HĐQT.

4. Nội dung chi và mức chi công tác phí

a. Thanh toán tiền phương tiện đi công tác

Người đi công tác được thanh toán tiền phương tiện đi lại bao gồm: tiền thuê phương tiện chiều đi và về từ nhà đến sân bay, ga tàu, bến xe, vé máy bay, vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan để di duyển đến nơi công tác; từ chỗ nghỉ đến chỗ làm việc, từ sân bay, ga tàu, bến xe về nơi nghỉ (lượt đi và lượt về); cước qua phà, qua đò cho bản thân và phương tiện của người đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả.

Căn cứ vào tính chất công việc và khả năng tài chính của Công ty, Chủ tịch HĐQT xét duyệt cho CBCNV Công ty được thanh toán tiền phương tiện đi lại công tác bằng phương tiện máy bay, tàu hỏa, xe ô tô hoặc phương tiện thô sơ đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Trường hợp đi công tác bằng ô tô cơ quan thì không được thanh toán khoản chi phí vận Trường hợp người đi công tác không sử dụng phương tiện vận tải của cơ quan mà tự túc phương tiện thì được thanh toán khoản chi phí này theo giá cước vận tải ô tô hành khách công cộng thông thường tại địa phương cho số km thực đi.

b. Người đi công tác chỉ được thanh toán công tác phí khi có đủ các giấy tờ hợp lệ sau:

– Có quyết định hoặc văn bản cử đi công tác của Chủ tịch HĐQT. Văn bản đó phải ghi rõ mục đích hoặc kế hoạch, địa điểm, thời gian công tác; Trường hợp đặc biệt, ngoài ra các loại văn bản như: giấy mời, giấy triệu tập tham dự hội nghị, hội thảo, dự họp của các cơ quan hữu quan có phê duyệt của Chủ tịch HĐQT cũng có giá trị như quyết định cử đi công tác.

– Giấy đi đường theo mẫu số 04-LĐTL (ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính) do phòng Tổ chức hành chính Công ty cấp.

– Phòng Tổ chức hành chính chỉ được cấp giấy đi đường cho người đi công tác khi có quyết định hoặc văn bản cử đi công tác của Chủ tịch HĐQT. Cán bộ văn thư căn cứ lệnh cử đi công tác ghi đầy đủ thông tin vào mẫu giấy đi đường khi cấp.

– Người đề nghị thanh toán phải ghi đầy đủ nội dung theo mẫu in sẵn trên giấy đi đường bao gồm:

+ Tên quận, huyện, thành phố, thị xã, tỉnh nơi đến công tác;

+ Ngày, giờ đi và về;

+ Phương tiện đi (máy bay, ô tô của cơ quan, tàu hoả, ô tô khách, phương tiện khác);

+ Phải có chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền và đóng dấu của nơi đến công tác hoặc khách sạn, nhà khách nơi lưu trú (phù hợp với địa điểm đến công tác đã ghi trong Quyết định hoặc văn bản cử đi công tác).

Nếu đi công tác bằng xe ô tô của cơ quan thì: người sử dụng xe ghi tên lái xe vào giấy đi đường của mình, người lái xe phải lấy chữ ký xác nhận của người sử dụng xe về số ngày đi công tác thực tế.

+ Liệt kê nội dung đề nghị thanh toán công tác phí bao gồm: tiền thuê phương tiện (nếu có), tiền khoán hoặc thuê nơi nghỉ, tiền phụ cấp lưu trú.

+ Chủ tịch HĐQT cử đi công tác hoặc Trưởng đoàn công tác (nếu đi theo đoàn) ký xác nhận số ngày thực tế đi công tác kể cả thời gian đi trên đường và thời gian công tác của cán bộ trong đơn vị hoặc thành viên trong đoàn;

– Nếu đi công tác bằng máy bay, ngay sau khi kết thúc chuyến công tác thì người đi công tác phải nộp lại cho Nhân viên đặt vé của Văn phòng cuống vé (hoặc vé điện tử) và thẻ lên máy bay.

Trường hợp người đi công tác tự mua vé máy bay thì phải có hoá đơn thu tiền mua vé hợp lệ của nơi bán và thẻ lên máy bay mới được thanh toán tiền vé.

Nếu đi bằng phương tiện giao thông khác phải có vé hoặc hoá đơn thu tiền hợp pháp (ngày, giờ ghi trên vé phải phù hợp với thời gian được cử đi công tác).

– Hoá đơn dịch vụ nếu có (như cước vận chuyển tài liệu,…).

– Hoá đơn phòng nghỉ hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế), người đi công tác khi nhận hoá đơn trả tiền phòng nghỉ phải yêu cầu người viết hoá đơn ghi rõ tên số phòng nghỉ, số lượng ngày, đêm nghỉ và đơn giá thuê phòng. Nếu đi công tác theo đoàn thì ngoài hoá đơn tiền nghỉ còn phải có chữ ký xác nhận của từng người trong đoàn vào bảng kê tên số phòng nghỉ, số đêm nghỉ kèm theo.

– Không thanh toán làm thêm giờ trong thời gian đi công tác.

5. Thời hạn thanh toán:

Sau khi kết thúc chuyến công tác, người lao động phải làm thủ tục thanh toán công tác phí và tiền tạm ứng đi công tác (nếu có). Nếu đi công tác theo đoàn bằng xe ô tô cơ quan thì thanh toán công tác phí một lần cho cả đoàn sau chuyến công tác (kể cả công tác phí của lái xe, vé và lệ phí cầu, đường, phà đối với xe).

* Mức thanh toán: Theo giá ghi trên vé, hóa đơn mua vé, hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.

Điều 11. Thanh toán khoán tiền tự túc phương tiện đi công tác:

– Đối với cán bộ, lãnh đạo có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô đưa đi công tác theo quy định của Công ty, nhưng không bố trí được xe ô tô cho người đi công tác mà người đi công tác phải tự túc phương tiện khi đi công tác cách trụ sở cơ từ 15km trở lên thì được Công ty thanh toán tiền khoán tự túc phương tiện khi đi công tác. Mức thanh toán khoán tự túc phương tiện được tính theo số km thực tế và đơn giá thuê xe. Đơn giá thuê xe do Chủ tịch HĐQT quyết định căn cứ đơn giá thuê xe phổ biến đối với phương tiện loại trung bình tại địa phương.

– Đối với cán bộ không có tiêu chuẩn được bố trí xe ô tô khi đi công tác, nhưng nếu đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 15km trở lên mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện tương đương với mức giá vé tàu, vé xe của tuyến đường đi công tác.

Điều 12. Phụ cấp lưu trú

Là khoản tiền chi hỗ trợ tiền ăn và tiêu vặt cho người đi công tác phải nghỉ lại nơi công tác (bao gồm thời gian đi trên đường, thời gian lưu trú tại nơi đến công tác).

– Đối với người đi công tác phải nghỉ lại nơi đến công tác: Mức phụ cấp lưu trú được chi tối đa không quá: 150.000đồng/ngày.

– Đối với trường hợp đi công tác trong ngày (đi và về trong ngày): mức phụ cấp được chi tối đa không quá: 70.000 đồng/ngày.

Điều 13. Thanh toán tiền thuê phòng tại nơi đến công tác:

a. Thanh toán theo hình thức khoán:

– Đi công tác ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 350.000 đồng/ngày/người.

– Đi công tác tại huyện thuộc các thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, thành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán tối đa không quá 250.000 đồng/ngày/người.

– Đi công tác ở các vùng còn lại, mức khoán tối đa không quá: 200.000 đồng/ngày/người.

b. Thanh toán theo hóa đơn thực tế:

– Trong trường hợp người đi công tác không nhận thanh toán theo hình thức khoán tại điểm a nêu trên thì được thanh toán theo giá thuê phòng thực tế (có hóa đơn hợp pháp) do Chủ tịch HĐQT duyệt theo tiêu chuẩn thuê phòng như sau:

– Đi công tác ở thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ và các thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 900.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng

– Đi công tác ở các vùng còn lại, được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là: 600.000 đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 2 người/phòng.

 – Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn (theo tiêu chuẩn 2 người/phòng).

c. Chứng từ làm căn cứ thanh toán tiền thuê chỗ nghỉ gồm:

– Văn bản hoặc kế hoạch công tác đã được Chủ tịch HĐQT duyệt số lượng ngày cử đi công tác; giấy đi đường có đóng dấu của Công ty cử cán bộ đi công tác và ký xác nhận đóng dấu ngày đến, ngày đi của cơ quan nơi cán bộ đến công tác (hoặc của khách sạn, nhà khách nơi lưu trú) và hóa đơn hợp pháp (trong trường hợp thanh toán theo giá thuê phòng thực tế).

d. Trường hợp cán bộ đi công tác đến nơi Công ty đã bố trí được chỗ nghỉ không phải trả tiền thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác không được thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ. Nếu phát hiện những trường hợp cán bộ đã được cơ quan, đơn vị nơi đến công tác bố trí chỗ nghỉ không phải trả tiền nhưng vẫn đề nghị Công ty cử đi công tác thanh toán khoản tiền khoán thuê chỗ nghỉ, thì người đi công tác phải nộp lại số tiền đã thanh toán cho Công ty đồng thời phải bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật về cán bộ công tác.

 * Tùy theo mức độ công việc giao khoán và khả năng chi phí giá thành chịu được. Chủ tịch HĐQT có quyền điều phối mức chi phụ cấp công tác phí và chi phí lưu trú có thể tăng đến 1,5 lần so với mức chi trên từ nguồn thu dịch vụ và hoạt động kinh doanh sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước.

Điều 14. Thanh toán công tác phí khi tham gia đoàn công tác phối hợp liên ngành, liên cơ quan:

1. Trường hợp Công ty có nhu cầu trưng tập cán bộ, công chức, viên chức thuộc cơ quan, đơn vị khác đi phối hợp công tác liên ngành nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của Công ty thì Công ty chủ trì đoàn công tác liên ngành có trách nhiệm thanh toán toàn bộ chi phí cho đoàn công tác gồm: Tiền tàu xe đi lại, cước hành lý, cước mang tài liệu, phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ nghỉ tại nơi đến công tác theo mức chi quy định tại quy chế này.

2. Trường hợp đi công tác theo đoàn phối hợp liên ngành, liên cơ quan do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cấp trên triệu tập trưng dụng, hoặc phối hợp để cùng thực hiện các phần việc thuộc nhiệm vụ chính trị của mỗi cơ quan, đơn vị, thì cơ quan, đơn vị chủ trì đoàn công tác chịu trách nhiệm chi tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác trong đoàn. Trường hợp các cá nhân thuộc thành phần đoàn công tác không đi tập trung theo đoàn đến nơi công tác thì cơ quan, đơn vị cử người đi công tác thanh toán tiền tàu xe đi lại và cước hành lý, tài liệu mang theo để làm việc (nếu có) cho người đi công tác.

Ngoài ra, cơ quan cử người đi công tác có trách nhiệm thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê chỗ ở cho người thuộc cơ quan mình cử đi công tác.

2. Chứng từ làm căn cứ thanh toán: Ngoài các chứng từ thanh toán quy định nêu trên, phải có công văn trưng tập (hoặc thư mời, công văn mời) của cơ quan đơn vị có thẩm quyền lập đoàn công tác liên ngành trong đó ghi rõ trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho chuyến đi công tác của mỗi cơ quan, đơn vị.

Điều 15. Thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng:

Cán bộ, nhân viên quản lý Công ty được khoán xăng xe phục vụ công tác kiểm tra VSMT cụ thể như sau:

TTĐối tượngKhoán xăng xe (lít/quí)
1Chủ tịch HĐQT;30
2Giám đốc Công ty;30
3Phó Giám đốc Công ty; Kế toán trưởng Công ty; Trưởng ban kiểm soát30
4Trưởng, phó phòng nghiệp vụ; Ban kiểm tra nghiệm thu30
5Giám đốc; Phó Giám đốc Xí nghiệp;26
6Ban kiểm tra nghiệm thu;30
7Giám đốc, phó Giám đốc Nhà máy; Đội trưởng đội cơ giới; Nhân viên phòng kinh doanh & QLDA;21
8Nhân viên phòng nghiệp vụ Công ty;15
9Nhân viên Nhà máy, Xí nghiệp;15
10Thành viên HĐQT không chuyên trách10

* Thủ tục lĩnh xăng: Các bộ phận, đơn vị lập danh sách đề nghị cấp được lãnh đạo Công ty ký duyệt để phòng Tài chính kế toán lập phiếu xuất kho lĩnh xăng.

Hàng năm căn cứ vào tình hình SXKD và khả năng tài chính của Công ty, Chủ tịch HĐQT ra quyết định mức khoán xăng xe phục vụ công tác VSMT cụ thể cho từng năm.

Điều 16. Thanh toán công tác phí ngoài nước.

Thực hiện chế độ thanh toán theo quy định tại Thông tư số 102/2012/TT-BTC ngày 21/6/2012 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí cho cán bộ công chức nhà nước đi công tác ngắn hạn ở nước ngoài do ngân sách Nhà nước đảm bảo kinh phí và các văn bản hiện hành khác của Nhà nước.

Mục 3

CHI HỘI NGHỊ + TIẾP KHÁCH

Điều 17:

1. Nguyên tắc chung:

Hội nghị, hội họp trong cơ quan bao gồm: hội nghị sơ kết, tổng kết, hội nghị tập huấn, hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác, họp làm việc, họp chuyên môn, hội thảo chuyên đề… được quy định tại quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 25/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định chế độ họp trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.   

Việc tổ chức hội nghị phải trang trọng, không phô trương hình thức, thành phần tham dự là những người trực tiếp liên quan.

Căn cứ thành phần, tính chất, thời gian làm việc, bộ phận chủ trì buổi làm việc xây dựng kế hoạch chi tiết trình Chủ tịch HĐQT phê duyệt.

Về công tác lễ tân, phòng họp, khánh tiết đơn vị chủ trì phải thông báo cụ thế tới phòng Tổ chức hành chính để chuẩn bị phục vụ.

2. Mức chi:

Căn cứ Thông tư 97/2010/TT-BTC ngày 06/7/2010 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Căn cứ vào tình hình SXKD thực tế tại đơn vị, Công ty quy định như sau:

a. Hội nghị họp cán bộ chủ chốt mức chi hỗ trợ tiền ăn: 100.000 đồng/người/buổi họp.

b. Hội nghị học tập Nghị quyết của Đảng và Nhà nước mức chi hỗ trợ tiền ăn: từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/người/ngày.

c. Hội nghị triệu tập toàn thể CBCNV khi cần thiết mức chi hỗ trợ tiền ăn: từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/người/buổi họp.

d. Các hội nghị được tổ chức, bộ phận chủ trì lập dự trù báo cáo Chủ tịch HĐQT quyết định mức chi tùy theo vào tình hình thực tế doanh thu của đơn vị.

+ Tiền nước uống trong cuộc họp: tối đa không quá 30.000 đồng/ngày (2 buổi)/đại biểu;

+ Các khoản chi khác thanh toán theo số lượng trong dự toán chi tổ chức hội nghị đã được Chủ tịch HĐQT phê duyệt và hóa đơn thu tiền thực tế.

đ. Các hội nghị khác do Chủ tịch HĐQT quyết định trên cơ sở tiết kiệm.

3. Ngoài ra, hàng tháng các bộ phận trong Công ty được thanh toán chi phí chè, nước tiếp khách như sau:

TTĐối tượngĐơn vị tínhMức khoán chi phí
1Chủ tịch HĐQTĐồng/người/tháng300.000
2Giám đốc Công tyĐồng/người/tháng250.000
3Phó Giám đốc Công ty, Kế toán trưởng; Trưởng ban kiểm soátĐồng/người/tháng200.000
4Các phòng nghiệp vụ, Xí nghiệp, Nhà máyĐồng/đơn vị/tháng250.000
5Ban kiểm tra, Đội cơ giới, Hội trường Công tyĐồng/đơn vị/tháng200.000

* Chứng từ thanh toán: Các đơn vị, bộ phận khi làm đề nghị thanh toán phải có đầy đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ.

Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tài chính và tình hình SXKD của Công ty, Chủ tịch HĐQT ra quyết định cụ thể mức chi cho hàng năm.

Điều 18. Đơn vị, bộ phận tổ chức hội nghị được chi các nội dung sau: Tiền thuê hội trường; thuê máy chiếu; trang thiết bị, đồ dùng phục vụ trực tiếp hội nghị; tiền tài liệu, tiền thuê phương tiện đưa đón đại biểu từ nơi nghỉ đến nơi tổ chức hội nghị, tiền nước uống, hỗ trợ tiền ăn, thuê chỗ nghỉ, tiền tàu xe chi đại biểu, tiền làm thêm giờ cho bộ phận tổ chức và phục vụ hội nghị… Các khoản chi này khi thanh toán phải đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lệ.

Điều 19. Chế độ chi tiền tiếp khách nước ngoài và tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế

Thực hiện theo quy định hiện hành tại Thông tư số 01/2010/TT-BTC ngày 06/01/2010 của Bộ Tài chính ban hành quy định chế độ chi tiêu tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, chi tiêu tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.

Mục 4

SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN THÔNG TIN LIÊN LẠC

Điều 20: Trang bị, quản lý và sử dụng điện thoại

1. Trang bị điện thoại:

Thực hiện chế độ theo quy định của Nhà nước tại các Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001; Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002; Quyết định số 168/2005/QĐ-TTg ngày 07/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính; Quyết định số 17/VBHN-BTC ngày 04/3/2014 của Bộ Tài chính về chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.

2. Căn cứ tình hình sản xuất kinh doanh tại đơn vị:

Để đáp ứng nhu cầu liên lạc phục vụ công việc của đơn vị trên tinh thần có hiệu quả và tiết kiệm, Công ty sẽ khoán chi như sau:

* Máy điện thoại cố định trang bị cho các đơn vị, bộ phận, phòng, ban được lắp cược cuộc gọi: không quá 200.000đồng/máy/tháng (không bao gồm tiền thuê bao, thuế GTGT).

Điện thoại cố định của cơ quan chỉ phục vụ công tác chuyên môn, không sử dụng vào mục đích riêng. Khi đàm thoại cần chuẩn bị trước nội dung, nói ngắn gọn nhằm tiết kiệm chi phí. Các nội dung trao đổi dài cần chuyển sang hình thức văn bản qua máy Fax hoặc Internet.

Trưởng các bộ phận, đơn vị, phòng, ban chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng điện thoại lắp đặt ở đơn vị mình.

Phòng Tổ chức hành chính kiểm tra việc sử dụng điện thoại và thông báo công khai những số máy có thời gian trao đổi quá dài, hoặc trao đổi việc riêng, hoặc thưởng thức văn hóa, nghệ thuật… Nếu cá nhân, đơn vị nào sử dụng điện thoại của cơ quan vào việc riêng thì phải trả tiền hoặc bị trừ vào lương.

* Đường truyền internet, truyền hình cáp thanh toán theo gói cước thực tế.

* Khoán chi điện thoại di động cho các đối tượng:

TTĐối tượngKhoán chi điện thoại (Đồng/quí)
1Chủ tịch HĐQT;900.000
2Giám đốc Công ty;850.000
3Phó Giám đốc Công ty; Kế toán trưởng Công ty; Trưởng ban kiểm soát800.000
4Trưởng, phó phòng, ban kiểm tra;700.000
5Giám đốc; Phó Giám đốc Xí nghiệp;500.000
6Ban kiểm tra nghiệm thu;500.000
7Giám đốc, phó Giám đốc Nhà máy; Đội trưởng đội cơ giới; Nhân viên phòng kinh doanh & QLDA;500.000
8Nhân viên phòng nghiệp vụ Công ty;400.000
9Nhân viên Nhà máy, Xí nghiệp;350.000
10Lái xe vận chuyển rác đội cơ giới; Lái xe vận chuyển rác nhà máy; Lái xe văn phòng Công ty; Tổ trưởng sản xuất250.000
11Thành viên HĐQT không chuyên trách300.000

* Chứng từ thanh toán: hóa đơn, chứng từ hợp lệ, hợp pháp.

Hàng năm, căn cứ vào tình hình tài chính và tình hình SXKD của Công ty, Chủ tịch HĐQT ra quyết định khoán điện thoại cho phù hợp.

Mục 5

TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG VĂN PHÒNG PHẨM,

CÔNG CỤ DỤNG CỤ VĂN PHÒNG

Điều 21: Việc sử dụng VPP phải được tính trên nhu cầu cần thiết và tiết kiệm, tránh lãng phí.

1. Đối với các Xí nghiệp, Nhà máy: Căn cứ yêu cầu công việc năm trước, các Xí nghiệp DVMT, Nhà máy XLRT lập dự trù sử dụng văn phòng phẩm trong năm sau trình Chủ tịch HĐQT phê duyệt làm căn cứ thực hiện.

Chứng từ thanh toán: Hóa đơn, chứng từ hợp pháp, hợp lệ.

2. Đối với bộ phận văn phòng Công ty

1. Định mức cấp một số loại VPP phục vụ công tác thường xuyên:

a. Sổ công tác, lịch treo tường, lịch bàn, lịch quyển hàng năm:

TTĐối tượng được trang bịSổ công tác (quyển/người/năm)Lịch treo tường (quyển/bộ phận/năm)Lịch bàn (quyển/người/năm)Lịch tay (quyển/người/năm
1Chủ tịch; Giám đốc; Phó Giám đốc; Kế toán trưởng; Trưởng ban kiểm soát; Trưởng các phòng nghiệp vụ; Đội trưởng đội cơ giới01 0101
2Nhân viên gián tiếp khối VPCty01  01
3Các phòng làm việc thuộc khối VPCty 01  

b. Cấp bút viết

VCQL và nhân viên các phòng nghiệp vụ, đội cơ giới trong Công ty được thanh toán tiền bút viết, mức khoán là 50.000 đồng/người/quí.

c. Cấp dụng cụ văn phòng: mực in, mực phô tô, giấy in, giấy phô tô, bút viết bảng, bút xóa, ghim cài tài liệu, túi hồ sơ, bìa, kẹp, cổng USB…), công cụ lao động (ấm, chén, phích đựng nước, xô nhựa, kéo, máy tính tay, máy dập ghim, bình đựng nước…) thực hiện cấp phát theo nhu cầu sử dụng thực tế của các bộ phận có giấy đề nghị theo mẫu quy định gửi về phòng Tổ chức hành chính Công ty. Phòng Tổ chức hành chính Công ty có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát và trình  lãnh đạo Công ty phê duyệt theo phân cấp quản lý trong Công ty.

Riêng đối với thay mới cardtrick mực in của máy vi tính phải thực hiện đổ mực bổ sung ít nhất 02 (hai) lần mới được thay mới. Trong quá trình sử dụng cardtrick mực có thể hỏng hóc một số bộ phận như trống, gạt mực…thì căn cứ vào tình hình thực tế, các đơn vị, bộ phận làm đề nghị sửa chữa hoặc thay thế.

Điều 22. Cấp phát sách, báo, bản tin

Khuyến khích khai thác, sử dụng internet trong việc thông tin nội bộ Công ty để tiết kiệm sử dụng giấy (chỉ những văn bản nào được Chủ tịch HĐQT yêu cầu sao gửi đến các bộ phận trong Công ty thì mới thực hiện việc phô tô để gửi).

1. Các đối tượng được cấp báo: Chủ tịch HĐQT; Ban Giám đốc; Bí thư các tổ chức, đoàn thể; Chủ tịch Công đoàn.

2. Các loại báo chí được cấp phát: Báo Nhân dân, Nam Định, Lao động,  Tiền phong, Tạp chí môi trường…

Điều 23. Quản lý sử dụng điện nước trong cơ quan

Mỗi người lao động, bộ phận, đơn vị trong Công ty cần áp dụng các biện pháp tăng cường tiết kiệm sử dụng điện, nước

1. Trách nhiệm của người lao động

– Không sử dụng điện, nước vào việc riêng (nấu ăn, sắc thuốc…);

– Tắt các thiết bị điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc. Tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tắt bớt đèn chiếu sáng khi số người làm việc trong phòng giảm;

– Đối với những phòng được trang bị điều hòa: Chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thời tiết từ 300C trở lên và để chế độ mát từ 250C trở lên. Khi sử dụng máy điều hòa phải đóng các cửa trong phòng làm việc;

2. Trách nhiệm của Bảo vệ cơ quan

– Quản lý, sử dụng hệ thống chiếu sáng hành lang, trang trí cơ quan;

– Cắt điện những khu vực không có người làm việc để đảm bảo tiết kiệm điện.

Mục 6

THANH TOÁN CHI PHÍ NGHIỆP VỤ THƯỜNG XUYÊN

Điều 24: Việc mua sắm vật tư, trang thiết bị phục vụ SXKD được thực hiện theo Quy định  mua sắm vật tư, trang thiết bị của Công ty.

Điều 25: Bảo hộ lao động, trang phục; Bồi dưỡng độc hại; Tiền ăn ca; Khám sức khỏe định kỳ

1. Bảo hộ lao động:

Thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước về trang cấp bảo hộ lao động, trang phục tùy vào khả năng tài chính của Công ty và theo loại công việc của CBCNV Công ty mức trang bị bảo hộ lao động, trang phục sẽ khác nhau nhưng tổng số chi phí 1 năm (kể cả bằng tiền hoặc hiện vật) có thể lên đến 5.000.000đồng/người/năm. Mức chi cụ thể cho từng năm do Chủ tịch HĐQT ra quyết định.

2. Bồi dưỡng độc hại, y tế

Căn cứ vào tình hình tài chính hàng năm của Công ty, Chủ tịch HĐQT ban hành quyết định chi trả tiền bồi dưỡng độc hại cho người lao động theo chế độ quy định.

3. Tiền ăn giữa ca:

Căn cứ vào kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty, Chủ tịch ra quyết định chi trả tiền ăn giữa ca cho CBCNV cho phù hợp với quy định của Nhà nước.

4. Khám sức khỏe định kỳ:

Thực hiện chế độ hiện hành của Nhà nước và công tác khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, hàng năm Công ty tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV (01 lần/năm). Căn cứ vào khả năng tài chính năm của Công ty, Chủ tịch HĐQT sẽ quyết định danh mục cần khám theo quy định.

Điều 26: Chi mua sắm các trang thiết bị, CCDC văn phòng dùng cho hoạt động chuyên môn; sách, tài liệu, chế độ dùng cho công tác chuyên môn nghiên cứu khoa học, nghiệp vụ quản lý, văn bản pháp luật thanh toán theo kế hoạch hàng năm được các bộ phận lập dự trù đã được Ban Giám đốc Công ty phê duyệt và theo thực tế trên nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả.

Điều 27: Chi đào tạo

Thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Công ty sẽ cử đi đào tạo học tập trong thời gian học tập Công ty cho hưởng 100% lương và 100% tiền học phí. Sau khi học xong, người lao động được cử đi đào tạo phải về công tác trong Công ty ít nhất 3 năm. Nếu không về công tác tại Công ty thì phải nộp lại số tiền mà Công ty đã chi trả cho người lao động liên quan đến việc được cử đi đào tạo.

Đối với trường hợp người lao động tự liên hệ học tập thì người lao động phải bố trí thời gian phù hợp với công việc để đi học và phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ của mình đồng thời tự túc mọi khoản chi phí học tập của bản thân.

Điều 28: Chi hỗ trợ hoạt động công tác Đảng, đoàn thể trong cơ quan: Theo quy định về chế độ chi tiêu của Nhà nước và các tổ chức Đảng, đoàn thể phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Mục 7

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, CUNG ỨNG DỊCH VỤ

Điều 29: Các đơn vị trực thuộc Công ty đều được quyền chủ động tìm kiếm hợp đồng và điều hành thực hiện các hoạt động sản xuất, cung ứng dịch vụ. Việc ký kết hợp đồng giao dịch với bên ngoài Công ty về các dịch vụ đều phải báo cáo Chủ tịch HĐQT và nộp về Công ty tối thiểu 45% trị giá hợp đồng khi dùng danh nghĩa Công ty và lĩnh vực Công ty đang hoạt động.

Điều 30: Việc quản lý và sử dụng tài sản cố định trong Công ty phải được mở sổ theo dõi và trích khấu hao theo quy định của Nhà nước tại Quyết định số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ vào giá thành sản phẩm, dịch vụ đảm bảo nguyên tắc bù đắp chi phí và có lãi.

Mục 8

SỬ DỤNG XE Ô TÔ CÔNG VỤ

Điều 31: Thực hiện theo Quy định của Công ty cổ phần Môi trường Nam Định về việc quản lý và sử dụng xe ô tô công vụ.

Mục 9

VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN, MUA SẮM VÀ SỬA CHỮA LỚN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH

Điều 32: Kinh phí thực hiện đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ được thực hiện từ các nguồn:

1. Nguồn ngân sách Nhà nước cấp để đầu tư XDCB;

2. Nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của Công ty;

3. Nguồn vốn khấu hao TSCĐ;

4. Nguồn thanh lý TSCĐ được để lại theo quy định.

 Khi đầu tư XDCB, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ Công ty phải thực hiện theo đúng chế độ Nhà nước quy định hiện hành về quản lý đầu tư XDCB.

Mục 10

TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG CÁC QUỸ

Điều 33: Lợi nhuận của doanh nghiệp sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có), trích Quỹ phát triển khoa học và công nghệ (nếu có) theo quy định của pháp luật, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần lợi nhuận còn lại được phân phối như sau:

1. Bù đắp khoản lỗ của các năm trước đã hết thời hạn được trừ vào lợi nhuận trước thuế.

2. Số lợi nhuận còn lại được phân phối:

a. Trích 30% vào quỹ đầu tư phát triển;

Quỹ đầu tư phát triển dùng để bổ sung vốn điều lệ cho doanh nghiệp.

b. Số lợi nhuận còn lại được phân phối vào quỹ khen thưởng, phúc lợi và quỹ thưởng Viên chức quản lý doanh nghiệp (nếu có).

– Quỹ khen thưởng được dùng để:

          + Thưởng cuối năm hoặc thưởng thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên trong Công ty;

          + Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong doanh nghiệp;

          Hàng năm Chủ tịch HĐQT ra quyết định mức thưởng cụ thể cho CBCNV Công ty trên cơ sở đã tham khảo ý kiến của Công đoàn Công ty trước khi ra quyết định.

– Quỹ phúc lợi dùng để:

          + Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty;

          + Chi cho các hoạt động phúc lợi tập thể người lao động trong Công ty;

          + Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành hoặc các đơn vị khác theo hợp đồng;

          + Sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa hoặc làm công tác từ thiện xã hội.

Việc sử dụng quỹ phúc lợi do Chủ tịch HĐQT quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Công đoàn Công ty.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 34: Quy chế chi tiêu nội bộ được xây dựng và thảo luận dân chủ, công khai và được thông qua Đảng ủy Công ty, Công đoàn Công ty.

Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày 01/10/2016.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

Triệu Đức Kiểm

Quy chế quản lý tài chính

Ngày cập nhật: 03/01/2017

Công ty CP Môi trường Nam Định (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm giữ 66,04% vốn điều lệ, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức hoạt động của Công ty.

QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

CỦA CÔNG TY CP MÔI TRƯỜNG NAM ĐỊNH

(Ban hành kèm theo Quyết định số 93/HĐQT-CT ngày 04/10/2016

của Hội đồng quản trị Công ty)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Điều khoản chung

Công ty CP Môi trường Nam Định (sau đây gọi tắt là Công ty) là doanh nghiệp cổ phần do Nhà nước nắm giữ 66,04% vốn điều lệ, được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Tổ chức hoạt động của Công ty.

Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, tự chủ về mặt tài chính và chịu trách nhiệm hữu hạn trước pháp luật về các khoản nợ trong phạm vi số vốn của Công ty.

Công ty được mở tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tại các Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước ở Việt Nam.

Công ty có các đơn vị trực thuộc hạch toán tập trung là các Xí nghiệp dịch vụ môi trường và Nhà máy xử lý rác thải.

Các đơn vị trực thuộc chịu sự kiểm tra, giám sát và thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo của Công ty và Ban Kiểm soát.

Nguyên tắc chung trong quản lý thu chi: Mọi hoạt động thu, chi tại Công ty phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và phải được quản lý chặt chẽ. Các khoản thu, chi phải đảm bảo đúng đối tượng, đúng chế độ quy định về phân cấp, quy trình, thủ tục, định mức, hoá đơn chứng từ, hồ sơ. Đơn vị, cá nhân lập chứng từ thu, chi khống, thu, chi không đúng quy định và người quyết định thu, chi sai chế độ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi hoàn thiệt hại (nếu có).

Điều 2: Nguyên tắc quản lý tài chính

Công ty thực hiện theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và Điều lệ Công ty.

Công ty thực hiện theo nguyên tắc quản lý tài chính tập trung.

Công ty chịu sự kiểm tra, giám sát về mặt tài chính của các cơ quan quản lý Nhà nước, Ban kiểm soát theo quy định của pháp luật, nội dung quy định trong Điều lệ Công ty và quy chế này.

Điều 3: Quyền quản lý tài chính của Công ty

Sử dụng vốn của Công ty để phục vụ các nhu cầu về sản xuất, kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn vốn và sinh lời.

Nhượng bán hoặc cho thuê những tài sản không còn phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hoặc chưa sử dụng hết công suất và thanh lý tài sản đã hết giá trị sử dụng.

Phát hành và chuyển nhượng cổ phần, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Được cầm cố, thế chấp các tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty theo quy định của pháp luật.

Quyết định và phân phối phần lợi nhuận còn lại cho các cổ đông sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước; lập và sử dụng các quỹ theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty.

Công ty trực tiếp vay vốn ngân hàng, các tổ chức tín dụng hoặc các cá nhân để phục vụ cho mục đích đầu tư, sản xuất kinh doanh của Công ty.

Công ty có các quyền khác về tài chính theo Điều lệ Công ty và theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 4: Nghĩa vụ quản lý tài chính của Công ty

Thực hiện đúng chế độ về quản lý vốn, tài sản, phân chia các quỹ, hạch toán, thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật và Điều lệ Công ty quy định; chịu trách nhiệm về tính chính xác của các báo cáo tài chính của Công ty.

Bảo toàn và phát triển vốn.

Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hàng năm theo quy định tại Điều lệ Công ty và các quy định của pháp luật có liên quan.

Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ Công ty và Quy chế này.

Chương II

QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN

Điều 5: Vốn Điều lệ Công ty

Vốn Điều lệ của Công ty là số vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi trong Điều lệ Công ty, do Công ty trực tiếp quản lý. Vốn điều lệ của Công ty được xác định tại thời điểm thành lập là: 21.944.750.000 đồng (Hai mươi mốt tỷ, chín trăm bốn mươi tư triệu, bảy trăm năm mươi nghìn đồng).

Vốn điều lệ của Công ty được tăng lên khi có quyết định của Đại hội đồng cổ đông bằng hình thức phát hành cổ phiếu.

Vốn điều lệ của Công ty chỉ được sử dụng cho mục đích hoạt động sản xuất, kinh doanh, mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn, liên doanh, thực hiện các hình thức đầu tư tài chính khác.

Điều 6: Bảo toàn vốn

Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn:

  • Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối cổ tức, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước, Điều lệ Công ty và Quy chế này.
  • Mua bảo hiểm tài sản để bù đắp cho những rủi ro bất khả kháng.
  • Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất theo Điều 13 và các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo Điều 18 của Quy chế này.
  • Thực hiện trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định của Bộ Tài chính.
  • Các biện pháp khác về bảo toàn vốn tại Công ty cổ phần theo quy định của pháp luật.

Điều 7: Huy động vốn

Hình thức huy động vốn là phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vay vốn, thuê tài chính, hợp tác kinh doanh và các hình thức huy động khác theo quy định của pháp luật. Việc huy động vốn không được làm thay đổi việc sở hữu của Công ty.

* Phát hành cổ phiếu, trái phiếu:

Trong trường hợp cần thiết phải huy động thêm vốn kinh doanh, Công ty được phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn. Mọi thủ tục phát hành phải tuân thủ đúng pháp luật và Điều lệ Công ty.

* Vay vốn:

Công ty được quyền vay vốn của các tổ chức tín dụng, các pháp nhân, cá nhân khác thông qua ký kết hợp đồng tín dụng để vay vốn ngắn hạn và dài hạn theo quy định của pháp luật để phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn huy động, hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay cho chủ nợ theo cam kết.

Trong trường hợp đặc biệt, Công ty được huy động vốn của các đối tượng khác để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh với mức lãi suất không quá 1,2 lần mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với Công ty.

* Thuê tài chính:

Công ty được quyền huy động vốn thông qua hình thức thuê tài chính để đầu tư tài sản cố định, với điều kiện mức lãi suất không cao hơn mức lãi suất cho vay cùng thời điểm của ngân hàng thương mại có quan hệ giao dịch với Công ty.

Điều 8: Đầu tư vốn ra ngoài Công ty

Công ty được quyền sử dụng vốn, tài sản thuộc quyền quản lý của Công ty để đầu tư ra ngoài Công ty. Việc đầu tư ra ngoài Công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật và đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn, tăng thu nhập và không làm ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động của Công ty.

Các hình thức đầu tư ra ngoài Công ty:

       + Góp vốn để thành lập Công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, công ty liên doanh, góp vốn đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;

       + Mua cổ phần hoặc góp vốn tại các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, công ty hợp danh;

       + Mua lại một Công ty khác;

       + Mua công trái, trái phiếu;

       + Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật.

       Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ra ngoài theo Điều lệ của Công ty.

Công ty không được đầu tư hoặc góp vốn với các doanh nghiệp khác mà người quản lý, điều hành hoặc người sở hữu chính của doanh nghiệp này là vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Ban giám đốc và Kế toán trưởng Công ty.

Chương III

QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN TẠI CÔNG TY

Điều 9: Tài sản cố định    

Tài sản cố định của Công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình, tài sản cố định thuê tài chính và bất động sản đầu tư.

Công ty có quyền thay đổi cơ cấu tài sản phục vụ cho việc phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty.

Việc mua sắm, đầu tư xây dựng mới, cải tạo mở rộng tài sản cố định phải tuân thủ theo quy định hiện hành của Nhà nước và của Công ty, đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh tế từ việc đầu tư.

Điều 10: Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản cố định:

Công ty được quyền cho thuê, thuế chấp, cầm cố tài sản của Công ty theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng tài sản để cho thuê, thế chấp, cầm cố phải tuân theo đúng các quy định của Nhà nước.

       + Đối với tài sản cho thuê hoạt động, Công ty phải trích khấu hao, mức trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính.

       + Công ty được đem tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng để cầm cố, thế chấp vay vốn hoặc bảo lãnh tại các tổ chức tín dụng theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

       + Trường hợp những tài sản nhận cầm cố, nhận thế chấp của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khác đã quá hạn theo cam kết thì được xử lý theo quy định của pháp luật.

       + Tài sản đem cầm cố, thế chấp phải có chứng từ, tài liệu chứng minh, tổng hợp và giải trình trong báo cáo tài chính hàng năm.

Điều 11: Khấu hao tài sản cố định

Tất cả tài sản cố định hiện có của Công ty đều phải trích khấu hao theo quy định của Bộ Tài chính, trừ những tài sản cố định thuộc công trình phúc lợi công cộng (không bao gồm nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh,… bể chứa nước sạch, nhà để xe, xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động…) hoặc được Nhà nước giao quản lý , tài sản sự nghiệp phục vụ mục đích công cộng (phi lợi nhuận – Nhà máy xử lý rác thải) không tính vào giá trị thực tế doanh nghiệp khi cổ phần hóa theo Quyết định số 2888/QĐ-UBND ngày 28/12/2015 của UBND tỉnh Nam Định thì phải trích giá trị hao mòn theo quy định. Đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải trích khấu hao.

Khấu hao TSCĐ dựa trên nguyên tắc khấu hao theo đường thẳng hoặc khấu hao nhanh để thu hồi vốn, tái đầu tư, thay đổi công nghệ.

Chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam;

Đối với những TSCĐ chưa khấu hao hết đã hư hỏng, mất mát phải xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý, bồi thường. HĐQT quyết định mức bồi thường. Chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản với tiền bồi thường và giá trị thu hồi được hạch toán vào chi phí khác của Công ty.

Toàn bộ vốn khấu hao TSCĐ được dùng để tái đầu tư, thay thế, đổi mới tài sản công nghệ và sử dụng cho nhu cầu kinh doanh.

Điều 12: Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn

Công ty được quyền chủ động và thực hiện nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã hư hỏng, lạc hậu kỹ thuật công nghệ, không có nhu cầu sử dụng hoặc không sử dụng được; các khoản đầu tư dài hạn không có có nhu cầu tiếp tục đầu tư để thu hồi vốn trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành trừ những tài sản nhà nước giao quản lý phục vụ mục đích công cộng (nhà máy xử lý rác thải)

Khi nhượng bán, thanh lý tài sản, vật tư Công ty phải thành lập Hội đồng thanh lý để xác định tình trạng kỹ thuật và giá trị, thông báo rộng rãi việc bán tài sản và tổ chức bán đấu giá công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản (khi thấy cần thiết) hoặc quyết định bán theo giá thỏa thuận nhưng giá bán không thấp hơn giá trị thu hồi do hội đồng thanh lý đánh giá.

Hạch toán nguyên giá, giá trị còn lại và chi phí thanh lý nhượng bán tài sản phải tuân thủ chế độ kế toán hiện hành.

Thẩm quyền quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định theo Điều lệ Công ty.

Điều 13: Xử lý tổn thất tài sản

Tổn thất về tài sản là tài sản bị mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty phải xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân trách nhiệm và xử lý theo các nguyên tắc sau:

Đối với những tổn thất do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân, tập thể gây ra tổn thất phải bồi thường:

       + Mức thiệt hại dưới 50 triệu đồng: Giám đốc quyết định xử lý;

       + Mức thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên: do Hội đồng quản trị quyết định xử lý theo đề nghị của Giám đốc

Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng bảo hiểm.

Những trường hợp đặc biệt do thiên tai hoặc do nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng, Công ty không thể tự khắc phục được thì Công ty phải lập phương án xử lý tổn thất trình Đại hội đồng cổ đông và cơ quan có thẩm quyền.

Điều 14: Kiểm kê tài sản

Công ty phải tổ chức kiểm kê, xác định số lượng tài sản (tài sản cố định và đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn), đối chiếu các khoản công nợ phải trả, phải thu khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm; khi thực hiện quyết định chia tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi sở hữu; sau khi xảy ra thiên tai, địch họa; hoặc vì lý do nào đó gây ra biến động tài sản của Công ty. Đối với tài sản thiếu, nợ không thu hồi được, nợ quá hạn cần xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất theo quy định.

Việc kiểm kê tài sản phải được thực hiện hàng năm ít nhất một lần. Ngoài ra, khi có yêu cầu của lãnh đạo công ty thì việc kiểm kê phải được tiến hành theo kế hoạch.

Điều 15: Đánh giá lại giá trị tài sản:

Kiểm kê đánh giá lại giá trị tài sản theo quy định của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

Việc kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản phải theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và có sự chứng nhận của đơn vị kiểm toán, tư vấn. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị tài sản do đánh giá lại được ghi tăng hoặc giảm vốn điều lệ của Công ty.

Hội đồng nhượng bán tài sản, Hội đồng thanh lý tài sản, Hội đồng kiểm kê tài sản, Hội đồng nghiệm thu, Hội đồng đánh giá lại tài sản do chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.

Điều 16: Quản lý hàng tồn kho:

Hàng hoá tồn kho là hàng hóa mua về để bán, sử dụng còn tồn kho, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán và hàng hóa tại kho người bán chưa nhận về kho.

Công ty có trách nhiệm xử lý ngay những hàng tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn.

Cuối kỳ kế toán, khi giá gốc hàng tồn kho ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thu hồi được thì Công ty phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định.

Điều 17: Quản lý các khoản nợ:

Xây dựng và ban hành quy chế quản lý các khoản nợ, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thu hồi, thanh toán các khoản công nợ.

1. Quản lý các khoản nợ phải thu:

– Công ty tổ chức quản lý nợ phải thu khó đòi theo các quy định của pháp luật hiện hành về quản lý, xử lý nợ tồn đọng, mở sổ theo dõi các khoản nợ theo từng đối tượng nợ, thường xuyên phân loại các khoản nợ (nợ luân chuyển, nợ khó đòi, nợ không có khả năng thu hồi), đối chiếu công nợ, đôn đốc thu hồi nợ.

– Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu để thu hồi vốn theo quy định của pháp luật, gồm các khoản nợ phải thu trong hạn, nợ phải thu khó đòi, nợ phải thu không đòi được. Giá bán các khoản nợ do hai bên thỏa thuận.

– Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ quá hạn thanh toán theo quy định ghi trên hợp đồng hoặc các cam kết khác hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng đối tượng thiếu nợ khó có khả năng thanh toán. Công ty phải trích lập quỹ dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định hiện hành.

– Đối với các khoản nợ không có khả năng thu hồi, Công ty có trách nhiệm xử lý. Số nợ không có khả năng thu hồi được sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được bù đắp bằng các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính. Nếu còn thiếu thì được Giám đốc trình Hội đồng quản trị quyết định xử lý.

– Người ký các hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và cổ đông về các khoản nợ phải thu của Công ty. Khi ký hợp đồng phải tính toán khả năng thanh toán, thời hạn thanh toán và hiệu quả kinh tế của từng hợp đồng.

– Các tổn thất do không thu hồi nợ kịp thời, đầy đủ, do nguyên nhân chủ quan gây ra, cá nhân, tập thể liên quan vi phạm phải bồi thường. Hội đồng quản trị quyết định mức bồi thường hoặc uỷ quyền cho Giám đốc quyết định.

– Xử lý các khoản nợ khó đòi phải có đủ căn cứ tài liệu chứng minh, tổng hợp và giải trình trong báo cáo tài chính hàng năm. Số công nợ thực sự không đòi đã được xử lý, kế toán phải tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán (ngoài bảng cân đối kế toán) để khi thu được nợ phải hạch toán vào thu nhập của Công ty.

2. Quản lý các khoản nợ phải trả

Công ty có trách nhiệm:

– Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả.

– Thanh toán các khoản nợ phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết. Thường xuyên xem xét, đánh giá, phân tích khả năng thanh toán nợ của Công ty, phát hiện sớm tình hình khó khăn trong thanh toán nợ để có giải pháp khắc phục kịp thời không để phát sinh các khoản nợ quá thời hạn;

– Thời hạn thanh toán: trong vòng 07 ngày làm việc, khi các cá nhân, đơn vị, bộ phận đầy đủ chứng từ hợp lệ nộp về phòng Tài chính kế toán công ty.

– Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ Công ty phải hạch toán toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh của số dư nợ phải trả vào chi phí kinh doanh trong kỳ để tạo nguồn trả nợ. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá vào chi phí làm cho kết quả của Công ty bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để không bị lỗ, nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ phải trả trong năm đó.

Điều 18. Công nợ tạm ứng

Tạm ứng là ứng trước một khoản tiền cho cán bộ công nhân viên nhằm giải quyết các công việc phát sinh thường xuyên hoặc giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó đã được Lãnh đạo đơn vị phê duyệt.

Bộ phận, cá nhân tạm ứng chỉ được chi tiêu tiền tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt.

Đối với khoản tạm ứng mang tính chất thường xuyên như: chi phí nhiên liệu cho xe, vé cầu, phà, chi phí đi công tác, chi phí điện, nước, hoa tươi, trà nước tiếp khách, văn phòng phẩm… định kỳ hoặc sau khi có chứng từ các chi thực tế đã phát sinh, phòng (bộ phận), cá nhân tạm ứng tiền lập Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng để thanh toán số tiền đã chi.

Đối với khoản tạm ứng cho một công việc cụ thể, tạm ứng vật tư phục vụ công việc, căn cứ dự toán được duyệt hoặc từng công việc phát sinh đã được lãnh đạo đơn vị đồng ý, cá nhân (bộ phận) thực hiện tiến hành các thủ tục tạm ứng tiền. Sau khi công việc đã hoàn tất, chậm nhất là 10 ngày, cá nhân (bộ phận) đã tạm ứng phải làm thủ tục thanh quyết toán tạm ứng.

Kế toán quản lý công nợ có trách nhiệm thường xuyên theo dõi, đôn đốc thanh toán các khoản công nợ tạm ứng.

Các đối tượng có biểu hiện dây dưa công nợ thì phải giải quyết dứt điểm công nợ cũ, mới được tiếp tục tạm ứng mới. Trường hợp dây dưa công nợ quá 01 tháng, kế toán theo dõi công nợ phải báo có Kế toán trưởng và các đơn vị liên quan để xử lý, nếu quá 02 tháng báo cáo lãnh đạo Công ty xử lý.

Trường hợp phát hiện người tạm ứng chiếm đoạt tiền tạm ứng, phòng Tài chính kế toán phải báo cáo ngay cho lãnh đạo đơn vị để xử lý kịp thời.

Điều 19. Quản lý tiền mặt tại quỹ

Mọi khoản thu – chi phát sinh đều được theo dõi và thực hiện tại phòng Tài chính kế toán Công ty. Mọi khoản thu, chi bằng tiền mặt phải đúng đối tượng và phải lập phiếu thu, phiếu chi. Nghiêm cấm nhân viên thủ quỹ chi tiền mặt khi chưa có phiếu chi đầy đủ, hợp lệ;

Đơn vị phải chịu trách nhiệm bảo quản an toàn tiền mặt tại quỹ. Két đựng tiền phải để tại nơi an toàn, đảm bảo phòng cháy chữa cháy tốt, tránh ẩm mốc, nước tràn,… Khi tiền mặt tồn quỹ bị mất trộm, phải lập ngay biên bản đồng thời báo cáo với lãnh đạo Công ty và cơ quan Công an.

Phòng Tài chính kế toán phải tiến hành kiểm quỹ tiền mặt định kỳ hoặc đột xuất theo quy định.

Kết thúc tháng, quý, năm phải tiến hành kiểm quỹ tiền mặt, lập biên bản và đối chiếu số liệu giữa thực tế và sổ sách.

Điều 20. Quản lý tiền gửi

Giao dịch tiền gửi ngân hàng và kho bạc được theo dõi và hạch toán tại Công ty.

Chương IV

QUẢN LÝ DOANH THU, CHI PHÍ

VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

Điều 21: Quản lý doanh thu và thu nhập khác

Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập hợp pháp khác.

Toàn bộ doanh thu và thu nhập khác phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của Công ty theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Doanh thu hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh trong kỳ từ việc bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ của Công ty. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung ứng dịch vụ,… sau khi trừ (-) các khoản giảm giá hàng hoá, hàng bán bị trả lại (có chứng từ hợp lệ), được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền).

Doanh thu từ hoạt động tài chính bao gồm: Các khoản thu phát sinh từ tiền bản quyền, tiền lãi từ việc cho vay vốn, lãi tiền gửi, lãi bán trả chậm, lãi cho thuê tài chính, chênh lệch do bán ngoại tệ, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và lợi nhuận được chia từ việc đầu tư ra ngoài Công ty.

Thu nhập khác gồm các khoản thu từ các hoạt động không thường xuyên theo chế độ quy định hiện hành như thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, các khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng và các khoản thu khác.

Điều 22: Chi phí hoạt động kinh doanh:

Chi phí sản xuất, kinh doanh của Công ty bao gồm chi phí sản xuất, kinh doanh, chi phí lưu thông, chi phí hoạt động tài chính và các chi phí khác.

Toàn bộ chi phí phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định của pháp luật và phản ánh đầy đủ trong sổ sách kế toán của Công ty theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành.

Các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là các chi phí thực tế phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh của Công ty, Công ty vận dụng các định mức kinh tế kỹ thuật nhà nước ban hành và các định mức nội bộ, năng lực thiết bị, trình độ quản lý để quản lý các chi phí phát sinh.

Thường xuyên theo dõi, phân tích chi phí sản xuất, kinh doanh nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, làm tăng giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Việc ghi nhận chi phí phát sinh phải đảm bảo chế độ kế toán hiện hành và theo quy định về chi phí của Công ty.

Điều 23: Quản lý chi phí

Công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để giảm chi phí và giá thành sản phẩm nhằm tăng lợi nhuận bằng các biện pháp quản lý sau đây:

Xây dựng, ban hành tổ chức thực hiện các định mức kinh tế – kỹ thuật phù hợp với đặc điểm kinh tế – kỹ thuật, ngành, nghề kinh doanh, mô hình tổ chức quản lý, trình độ trang bị của Công ty. Các định mức phải được phổ biến đến tận người thực hiện, công bố công khai cho người lao động trong Công ty biết để thực hiện và kiểm tra, giám sát. Trong trường hợp không thực hiện được các định mức, làm tăng chi phí phải phân tích rõ nguyên nhân, trách nhiệm để xử lý theo quy định của pháp luật. Nếu do nguyên nhân chủ quan phải bồi thường thiệt hại.

Phải định kỳ tổ chức phân tích chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm của Công ty nhằm phát hiện những khâu yếu, kém trong quản lý, những yếu tố làm tăng chi phí, giá thành sản phẩm để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Các khoản chi phí đảm bảo đầy đủ chứng từ hợp lý, hợp lệ theo quy định của pháp luật. Các khoản chi sai, chi không đúng đối tượng hoặc không có chứng từ, chứng từ không hợp lệ thì không được hạch toán vào chi phí. Đối với các khoản chi sai nguyên tắc, sai chế độ, người nào quyết định chi, người đó chịu trách nhiệm bồi hoàn và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Điều 24: Giá thành sản phẩm hàng hoá, chi phí dịch vụ tiêu thụ.

Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá, chi phí dịch vụ tiêu thụ trong kỳ (hoặc giá thành sản phẩm hàng hoá bán ra) bao gồm: giá thành sản phẩm, hàng hóa xuất tiêu thụ trong kỳ (hoặc giá vốn hàng hóa bán ra); chi phí quản lý Công ty phát sinh trong kỳ; chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ.

Nguyên tắc và phương pháp xác định giá thành sản phẩm, chi phí dịch vụ theo quy định sau:

1. Giá thành sản xuất sản phẩm, kinh doanh dịch vụ gồm:

+ Chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ.

+ Các khoản phải trả cho người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền  công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn giữa ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và kinh phí công đoàn…

+ Chi phí sản xuất chung: chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh của Công ty như: tiền lương, phụ cấp, ăn giữa ca, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí khác.

2. Giá thành toàn bộ của sản phẩm, kinh doanh dịch vụ gồm:

+ Giá thành sản xuất của sản phẩm, kinh doanh dịch vụ: chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ, các khoản chi phí này được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá xuất kho, giá thực tế phù hợp trên thị trường tại thời điểm; các khoản phải trả người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn giữa ca, chi BHXH, BHYT, BHTN và KPCĐ…; chi phí sản xuất chung: chi phí chung phát sinh ở các đơn vị, bộ phận kinh doanh như: tiền lương, phụ cấp, ăn giữa ca, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

+ Chi phí bán hàng: các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ như: tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, xúc tiến thương mại, khuyến mại, quảng cáo, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, khấu hao tài sản cố định, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác.

+ Chi phí quản lý Công ty: gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên  quan đến hoạt động của Công ty.

Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh.

Điều 25: Xử lý kinh doanh thua lỗ

Trường hợp kinh doanh thua lỗ, Giám đốc Công ty phải đề xuất các giải pháp cấp bách để Hội đồng quản trị xem xét quyết định, hoặc trình Đại hội đồng cổ đông quyết định: Chuyển một phần lỗ sang năm sau, đồng thời quyết định các biện pháp để khắc phục.

Điều 26. Lợi nhuận thực hiện

Lợi nhuận thực hiện là kết quả kinh doanh của Công ty sau một kỳ hoạt động. Lợi nhuận thực hiện được xác định theo công thức:

Lợi nhuận thực hiện trong kỳ = Tổng doanh thu thuần trong kỳ + Thu nhập khác trong kỳ – Tổng chi phí trong kỳ

Việc xác định lợi nhuận phải tuân thủ các nguyên tắc của chế độ kế toán hiện hành.

Chương V

PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ TRÍCH LẬP CÁC QUỸ

Điều 27: Phân phối lợi nhuận và trích lập các quỹ:

Lợi nhuận thực hiện của Công ty sau khi bù đắp lỗ năm trước theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp,  nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, phần còn lại được phân phối như sau:

– Trả các khoản tiền phạt như: Phạt vi phạm hành chính về thuế, phạt vi phạm Luật Giao thông, Luật Môi trường; phạt nợ quá hạn, phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt vi phạm chế độ kế toán – thống kê và các khoản phạt khác.

– Trừ các khoản chi phí thực tế đã chi nhưng không được tính vào chi phí hợp lý khi các định thu nhập chịu thuế.

Phần lợi nhuận còn lại sau khi trừ các khoản trên, được trích lập các quỹ và chia cổ tức cho các cổ đông theo quy chế phân phối lợi nhuận do Hội đồng quản trị lập và trình Đại hội cổ đông quyết định theo từng năm.

Điều 28: Các quỹ doanh nghiệp và mục đích sử dụng các quỹ:

1.Quỹ đầu tư phát triển được dùng để:

       + Bổ sung vào vốn điều lệ của Công ty;

       + Mua công trái, trái phiếu;

       + Mua cổ phần, vốn góp tại các công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty liên doanh, góp vốn hoạt động hợp tác kinh doanh;

       + Để đầu tư mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh và đổi mới công nghệ, trang thiết bị, điều kiện làm việc của Công ty;

       + Căn cứ vào nhu cầu đầu tư và khả năng của quỹ, Hội đồng quản trị quyết định hình thức và biện pháp đầu tư theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn.

2.Quỹ khen thưởng được dùng để:

+ Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng xuất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ CNV trong Công ty.

+ Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong Công ty.

+ Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài Công ty có đóng góp nhiều cho hoạt động kinh doanh, công tác quản lý của Công ty.

3.Quỹ phúc lợi được dùng để:

+ Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của Công ty;

+ Chi cho các hoạt động thể thao, văn hoá, phúc lợi công cộng của tập thể công nhân viên công ty, phúc lợi xã hội.

+ Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng.

+ Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội;

+ Chuyển một phần sang quỹ khen thưởng khi cần thiết.

4. Quỹ thưởng ban điều hành công ty: được dùng để thưởng người quản lý điều hành Công ty (HĐQT, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát…). Mức thưởng và các cá nhân được khen thưởng do HĐQT công ty quyết định, tổng số tiền thưởng không được vượt quá 5% lợi nhuận sau thuế.

5. Việc sử dụng các quỹ nói trên phải thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính và quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước.

6. Công ty chỉ được chi các quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty sau khi thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác đến hạn phải trả.

Điều 29. Trả cổ tức

Công ty chi trả cổ tức cho cổ đông khi Công ty kinh doanh có lợi nhuận, đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật, trích lập các quỹ theo quy định và bù lỗ các năm trước (nếu có). Đại hội đồng cổ đông quyết định trả cổ tức cho các cổ đông trên cơ sở vốn góp.

Hội đồng quản trị lập danh sách cổ đông được nhận cổ tức, xác định mức cổ tức được trả đối với từng cổ phần, xác định thời hạn và hình thức trả chậm nhất 10 ngày trước mỗi lần trả cổ tức. Thông báo về trả cổ tức phải được gửi đến tất cả cổ đông theo địa chỉ đăng ký chậm nhất 10 ngày trước khi thực hiện trả cổ tức. Trong thông báo phải ghi rõ tên Công ty, tên, địa chỉ của cổ đông và số cổ phần từng loại của cổ đông, mức cổ tức đối với từng cổ phần và tổng số cổ tức mà cổ đông đó được nhận, thời điểm và phương thức trả cổ tức.

Cổ tức nếu được chi trả bằng tiền mặt sẽ phải được thực hiện bằng đồng Việt Nam và có thể được thanh toán qua tài khoản của cổ đông tại ngân hàng hoặc lệnh trả tiền gửi qua đường bưu điện (theo phương thức bảo đảm) tới địa chỉ đã đăng ký của cổ đông thụ hưởng và nếu có rủi ro phát sinh thì cổ đông đó phải chịu.

Cổ đông chuyển nhượng cổ phần của mình trong thời gian giữa thời điểm kết thúc lập danh sách cổ đông và thời điểm trả cổ tức, thì người chuyển nhượng là người nhận cổ tức từ Công ty.

Số cổ tức được chia cho các cổ đông theo phần vốn góp và được thực hiện mỗi năm 1 đến 2 lần. Cổ tức được trả khi có quyết toán báo cáo tài chính năm, được cơ quan thuế kiểm tra phê duyệt nghĩa vụ thuế hoặc kết quả kiểm toán độc lập và được Đại hội đồng cổ đông quyết định.

Chương VI

KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH,

CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN THỐNG KÊ VÀ KIỂM TOÁN

Điều 30: Kế hoạch tài chính

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh, Công ty và các đơn vị trực thuộc có trách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính dài hạn và hàng năm phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Công ty. Thời hạn lập kế hoạch tài chính cùng thời điểm với kế hoạch sản xuất, kinh doanh theo quy định của Công ty.

Hội đồng quản trị quyết định kế hoạch tài chính hàng năm của Công ty và báo cáo Đại hội đồng cổ đông làm căn cứ giám sát và đánh giá kết quả quản lý điều hành hoạt động kinh doanh của Hội đồng quản trị.

Điều 31. Chế độ kế toán, thống kê, kiểm toán

Công ty thực hiện việc hạch toán kế toán, thống kê theo đúng pháp luật kế toán thống kê hiện hành;

Công ty thực hiện việc lập, nộp, công khai báo cáo tài chính, báo cáo hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng năm theo quy định của pháp luật;

Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm dương lịch và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 cùng năm;

Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty phải được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán độc lập được phép hoạt động tại Việt Nam và kết quả kiểm toán phải báo cáo Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông;

Cuối mỗi niên khoá, Hội đồng quản trị xem xét, thông qua Báo cáo tài chính để trình Đại hội đồng cổ đông.

Báo cáo này phải được gửi trước đến các thành viên Hội đồng quản trị, Trưởng Ban kiểm soát chậm nhất 15 ngày trước ngày diễn ra cuộc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên;

Sau Đại hội, các văn bản, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và tất cả các chứng từ có liên quan phải được lưu giữ tại phòng Tài chính kế toán Công ty theo luật định;

Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của báo cáo tài chính hàng năm của Công ty để Hội đồng quản trị thông qua và trình tại Đại hội đồng cổ đông;

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, công ty phải hoàn tất việc lập Báo cáo tài chính vào gửi báo cáo tài chính đã được kiểm toán tới các cơ quan quản lý có liên quan và gửi đến Ban kiểm soát của Công ty để xem xét có ý kiến bằng văn bản trình Hội đồng quản trị. Báo cáo tài chính phải được trình đại hội đồng cổ đông thường niên;

Ban kiểm soát của Công ty thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh trong ghi chép sổ sách kế toán, báo cáo tài chính của công ty. Thông qua người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty liên kết và Ban kiểm soát của công ty liên kết, Ban kiểm soát của công ty giúp Hội đồng  quản trị quản lý việc sử dụng phần vốn đầu tư vào các công ty liên kết nhằm đảm bảo kinh doanh có hiệu quả nhất .

Điều 32. Bộ máy kế toán tài chính của Công ty

Công ty có phòng Tài chính kế toán. Người chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán ở Công ty là Kế toán trưởng. Nhiệm vụ của bộ máy kế toán là thực hiện chế độ hạch toán kế toán, thống kê theo đúng chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành.

Các đơn vị trực thuộc trong Công ty được Công ty phân cấp có bố trí nhân viên thống kê lao động – kế toán tiền lương và chịu trách nhiệm trong nội dung được phân cấp.

Điều 33. Chế độ lưu giữ tài liệu liên quan đến công tác tài chính – kế toán

Công ty phải lưu giữ các tài liệu sau:

       + Sổ sách, chứng từ, tài liệu kế toán, báo cáo tài chính hàng năm (kể cả báo cáo các đơn vị trực thuộc nộp lên Công ty).

       + Báo cáo kiểm toán nội bộ, báo cáo kiểm toán độc lập, báo cáo của Ban kiểm soát, kết luận của Thanh tra thuế.

       + Các tài liệu khác theo quy định tại Điều 11 Luật doanh nghiệp.

       + Công ty phải lưu giữ các tài liệu có liên quan đến công tác tài chính kế toán tại trụ sở chính và tại các đơn vị trực thuộc. Thời gian lưu trữ, bảo quản đúng theo chế độ và theo quy định của pháp luật.

Điều 34. Kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra nội bộ nhằm mục đích giúp Hội đồng quản trị nắm bắt tình hình thực tế của các đơn vị trong Công ty, để có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Đồng thời giúp các đơn vị thực hiện đúng chế độ chính sách của Nhà nước quy định và thống nhất trong toàn Công ty.

Hàng năm, Công ty tổ chức công tác kiểm tra định kỳ theo quý, 6 tháng và năm.

Điều 35. Công tác kiểm tra khác

Công ty chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan tài chính có thẩm quyền đối với công tác tài chính của Công ty theo quy định của pháp luật.

Chương VII

MỐI QUAN HỆ TÀI CHÍNH

GIỮA CÔNG TY VỚI ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Công ty thực hiện hạch toán tập trung nên các đơn vị không được mở tài khoản giao dịch tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng.

Chương VIII

CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ HẠN MỨC PHÊ DUYỆT CHI PHÍ, GIAO DỊCH KINH TẾ

Điều 36. Trách nhiệm của Chủ tịch HĐQT

Chủ tịch Hội đồng quản trị có quyền điều hành cao nhất trong Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước pháp luật trong việc điều hành hoạt động, quản lý tài sản, vật tư, tiền vốn và các khoản thu, chi của Công ty.

Điều 37. Trách nhiệm của Giám đốc

Giám đốc là người điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty, được Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc tuyển dụng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn được giao

Điều 38. Trách nhiệm của Phó Giám đốc

Chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc điều hành một số lĩnh vực được giao trong hoạt động kinh doanh của Công ty.

Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định của Công ty

Điều 39. Trách nhiệm của Kế toán trưởng Công ty

Thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính – kế toán;

Tổ chức điều hành bộ máy kế toán để thực hiện nhiệm vụ của kế toán theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng quản trị nhằm đáp ứng yêu cầu quy định tại Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Tổ chức lập báo cáo tài chính toàn Công ty;

Có quyền độc lập về chuyên môn, nghiệp vụ kế toán khi thực hiện, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, nguồn hình thành tài sản;

Báo cáo kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán với Chủ tịch Hội đồng quản trị và Hội đồng quản trị Công ty;

Chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về các công việc thuộc phạm vi trách nhiệm quyền hạn của Kế toán trưởng theo quy định của Luật kế toán;

Điều 40 Trách nhiệm của kế toán chuyên quản các đơn vị trực thuộc

Nhân viên phòng Tài chính kế toán Công ty được giao nhiệm vụ chuyên quản các đơn vị trực thuộc cấp dưới trong lĩnh vực tài chính – kế toán có những trách nhiệm cơ bản như sau:

       + Hướng dẫn, giải đáp vướng mắc, hỗ trợ trực tiếp các công việc liên quan đến công tác tài chính – kế toán cho các đơn vị (nếu cần);

       + Thường xuyên nắm bắt, phản ánh kịp thời cho Lãnh đạo phòng tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch; tình hình chấp hành chế độ chính sách về tài chính – kế toán…

       + Chủ động thực hiện kiểm tra tình hình chấp hành các chế độ chính sách về tài chính – kế toán của các đơn vị;

       + Báo cáo kịp thời và đề nghị Lãnh đạo phòng phát hành văn bản yêu cầu đơn vị cấp dưới chấn chỉnh các công việc thực hiện chưa tốt.

Điều 41. Trách nhiệm của Giám đốc, trưởng các đơn vị trực thuộc

Giám đốc, trưởng đơn vị là người có quyền điều hành cao nhất tại đơn vị, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc Công ty giao và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch, Giám đốc, Hội đồng quản trị và pháp luật trong việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đơn vị.

Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh được giao, quyết định các vấn đề theo quy định phân cấp của Công ty và pháp luật có liên quan.

Điều 42. Phân cấp nhiệm vụ và hạn mức phê duyệt

Hạn mức phê duyệt cho mỗi giao dịch kinh tế như sau:

TTNội dung chi tiêu, giao dịchQuyền hạn phê duyệt của Hội đồng quản trịQuyền hạn phê duyệt của Giám đốc Công tyQuyền hạn phê duyệt của Phó Giám đốc Công tyQuyền hạn phê duyệt của Giám đốc, trưởng các đơn vị
1Tín dụng; mua, bán tài sản: Vay, trả vốn vay, chi trả lãi vay, mua bán, thế chấp tài sản và các hồ sơ chứng từ liên quan≥ 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong BCTC gần nhấtTheo uỷ quyềnKhôngKhông
2Hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ: ký kết hợp đồng kinh tế, thanh toán và chứng từ liên quan≥ 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong BCTC gần nhấtTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấp
3Mua, bán nguyên, nhiên vật liệu, thành phẩm, hàng hoá, công cụ dụng cụ: Ký kết hợp đồng kinh tế, thanh toán và chứng từ liên quan≥ 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong BCTC gần nhấtTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấp
4Đầu tư xây dựng cơ bảnTheo quy chế đầu tư xây dựngTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấp
5Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài và chi tiêu nội bộ: Chi phí điện, nước, điện thoại, văn phòng phẩm, công tác phí, bảo hiểm, tư vấn, đào tạo, quảng cáo, khuyến mãi, tiếp khách, sửa chữa tài sảnTheo điều lệTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấpTheo uỷ quyền phân cấp
6Khác: ngoài các mục từ từ 1 đến 5Theo điều lệTheo ủy quyền phân cấpTheo ủy quyền phân cấpTheo ủy quyền phân cấp

Chương IX

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Xử lý vi phạm quy chế quản lý tài chính

Đơn vị, cá nhân nào có hành vi vi phạm Quy chế quản lý tài chính của Công ty, tuỳ theo mức độ vi phạm và mức độ hậu quả gây ra đều phải chịu hình thức kỷ luật tương xứng từ cảnh cáo, trừ thưởng, đình chỉ công tác cho đến sa thải theo quy định của Công ty.

Điều 44. Tổ chức thực hiện

Quy chế quản lý tài chính này quy định cụ thể về việc quản lý tài chính của Công ty cổ phần Môi trường Nam Định, việc tổ chức thực hiện các quy định về phân cấp quản lý tài chính phải dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành và các quy chế khác của Công ty có liên quan.

Điều 45: Hiệu lực thi hành

Quy chế quản lý tài chính của Công ty cổ phần Môi trường Nam Định có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc cần bổ sung, sửa đổi, phải trình Hội đồng quản trị Công ty xem xét, quyết định./.

TM. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

CHỦ TỊCH

 Triệu Đức Kiểm

Hotline: 02283.3848.141
Chat Facebook
Gọi điện ngay